Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Cách dùng rất đơn giản, có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Những công dụng của rau má đối với sức khỏe
Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch
Rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và beta-carotene, giúp ngăn chặn sự oxy hóa của cholesterol xấu (LDL) trong máu. Cholesterol LDL oxy hóa sẽ dẫn đến sự hình thành các cặn bám trong động mạch, từ đó tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như đau tim và đột quỵ.
Rau má chứa nhiều chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm viêm trong động mạch và loại bỏ cặn bã, kết tủa trong động mạch. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Thanh nhiệt, làm đẹp da
Một trong những tác dụng của nước rau má là giúp thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa cơn nóng khát mùa hè. Ngoài ra, rau má còn được biết đến nhưng một loại dược liệu giúp làm đẹp và dưỡng ẩm da hiệu quả.
Hạ sốt
Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
Tăng tốc độ phục hồi vết thương ngoài da
Ít ai biết rằng, rau má có thể giúp cho những vết trầy xước ngoài da nhanh lành hơn. Tất cả là nhờ hợp chất triterpenoids dồi dào bên trong rau má, có công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương, tăng các chất chống oxy hóa tại vùng da bị thương, tăng cường lưu thông máu đến nơi bị thương để chữa lành nhanh hơn.
Ngoài ra, cũng nhờ chất triterpenoids mà những vùng da bị thương này ít khi để lại sẹo, giúp làn da luôn tươi sáng và mịn màng. Bạn có thể ăn canh rau má, uống nước rau má hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị thương. Chúng sẽ làm giảm sưng và làm mát vết thương rất tốt.
Tốt cho các bệnh tim mạch
Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Một trong những tác dụng của nước rau mát là giúp bạn giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi. Hoạt chất triterpenoids trong rau má rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của con người.
Giúp tăng trí nhớ
Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Không phải tìm tới những loại thuốc ngủ, việc dùng rau má cũng có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cụ thể, rau má chứa triptophan, một axit amin cần thiết cho việc sản xuất serotonin – loại hormone quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng. Việc tăng cường sản xuất serotonin sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
Thêm vào đó, rau má chứa melatonin tự nhiên - một hormone quan trọng giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và thức dậy. Nhờ vậy, ăn rau má có thể giúp cải thiện sự điều chỉnh của cơ thể với chu kỳ tự nhiên của giấc ngủ và thức dậy.
Giảm stress
Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
Những lưu ý khi sử dụng rau má
Ăn hoặc uống quá nhiều rau má trong thời gian dài, hoặc uống nước rau má thay cho nước lọc có thể dẫn đến chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày hoặc buồn ngủ liên tục. Nếu gặp một số phản ứng dị ứng đỏ da thì hãy ngưng sử dụng ngay. Chỉ nên dùng 40gr/ngày.
Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Rau má có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Trong thời gian điều trị theo đơn của bác sĩ, bạn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng rau má trong quá trình điều trị xem có ảnh hưởng đến kết quả điều trị của thuốc hay không.
au má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Như Quỳnh (T/h)