Theo tờ Phụ nữ số, "chống nắng" bằng lá tía tô được coi là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn "chậm mà chắc". Mặc dù không mang lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng tinh chất trong lá tía tô có thể nuôi dưỡng tế bào và ngăn chặn sắc tố melanin, giúp làn da trắng dần từ bên trong.
Lá tía tô cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như đạm, canxi, sắt, tinh bột, chất xơ, phốt pho và vitamin C. Vitamin E có trong lá tía tô giúp duy trì và tăng cường độ ẩm cho da, làm cho da trở nên mịn màng hơn. Đồng thời, tía tô còn thúc đẩy sản sinh collagen, kích thích quá trình hô hấp, trao đổi chất của da, làm cho da trở nên khỏe mạnh và sáng hơn rõ rệt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc đã chứng minh rằng chiết xuất từ lá tía tô có thể bảo vệ da khỏi tổn thương do tác động của tia cực tím, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Ngoài ra, dầu tía tô cũng có khả năng làm giảm mụn, bao gồm cả mụn đầu đen và mụn trứng cá, nhờ vào tính kháng khuẩn, chống viêm.
Những cách sử dụng lá tía tô để làm đẹp:
- Đun nước lá tía tô uống hàng ngày.
- Làm mặt nạ lá tía tô với 2 thìa mật ong.
- Làm mặt nạ dưỡng ẩm bằng lá tía tô và dầu dừa.
- Xông hơi mặt với lá tía tô trong 10-15 phút.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá tía tô trên da mặt
- Đối với vùng da có vết thương hở: Mặc dù hiếm khi gây ra tác dụng phụ, nhưng chị em cần cẩn trọng khi đắp lá tía tô lên vùng da có vết thương hở.
- Kiểm tra phản ứng của da: Trước khi áp dụng lên toàn bộ mặt, hãy thử thoa nước ép từ lá tía tô lên vùng da nhạy cảm như ở cổ tay. Nếu có dấu hiệu ngứa hoặc nổi mẩn đỏ, ngưng sử dụng ngay.
- Làm sạch da và tẩy tế bào chết: Đảm bảo làn da sạch sẽ và tẩy da chết định kỳ giúp dưỡng chất từ lá tía tô thẩm thấu vào da một cách hiệu quả hơn.
Theo Pangbenta, tía tô còn mang đến rất nhiều công dụng trong điều trị nhiều loại bệnh như hen suyễn, dị ứng và các vấn đề về tiêu hóa.
Trong một nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất tía tô giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Những chủng vi khuẩn này gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phổi.
Lá tía tô đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn và đầy hơi. Ngoài ra, axit rosmarinic và luteolin có tròng tía tô có thể giúp giảm và sưng do các tình trạng như viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.