+Aa-
    Zalo

    Loại gia vị căn bếp nhà nào cũng có, “thần dược” cho người mắc bệnh tiểu đường

    (ĐS&PL) - Hầu hết mọi người không thích ăn hành do mùi hôi để lại trong miệng. Tuy nhiên, hành tím có vô số lợi ích sức khỏe.

    Vì sao nên ăn hành tím

    Hành tím giúp ổn định huyết áp

    Hoạt chất quercetin trong hành tím đã được chứng minh là có khả năng giảm huyết  áp tâm thu và tâm trương. Ảnh minh họa

    Hoạt chất quercetin trong hành tím đã được chứng minh là có khả năng giảm huyết  áp tâm thu và tâm trương. Ảnh minh họa

    Hoạt chất quercetin trong hành tím đã được chứng minh là có khả năng giảm huyết  áp tâm thu và tâm trương. Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy, việc bổ sung quercetin hàng ngày giúp giảm huyết áp đáng kể ở những người bị tăng huyết áp nhẹ và trung bình.

    Hành tím cũng là là nguồn cung cấp kali dồi dào, một khoáng chất thiết yếu giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể. Hàm lượng natri có thể làm tăng huyết áp, trong khi kali giúp thận bài tiết natri ra ngoài, từ đó điều hòa huyết áp.

    Kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường

    Hoạt chất quercetin trong hành tím cũng có thể kích thích cơ thể sản xuất insulin, góp phần điều hòa lượng đường trong máu. Quercetin còn có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme có hại làm tăng lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Trong khi đó, các hợp chất sulfur khác như allicin và methyl sulfoxide trong hành tím có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ hành tím đúng cách và thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói ở người bị tiểu đường type 2.

    Tăng cường miễn dịch

    Hành tím giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Ảnh minh họa

    Hành tím giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Ảnh minh họa

    Hành tím chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid, anthocyanin và allicin. Những hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

    Allicin và các hợp chất sulfur khác trong hành tìm còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

    Tốt cho hệ tiêu hóa

    Hành tím chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan tạo thành một dạng gel trong ruột, giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru

    Prebiotic tự nhiên có trong hành tím khi vào cơ thể sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh là chìa khóa cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh

    Tốt cho sức khỏe tim mạch

    Các chất chống oxy hóa allicin và quercetin trong hành tím giúp bảo vệ tim bằng cách giảm mức độ tổn thương gốc tự do, kích thích sản xuất glutathione có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch của bạn.

    Các enzyme có trong loại gia vị này còn giúp giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), ngăn ngừa hình thành mảng bám trong lòng mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

    Giúp giải độc gan

    Các hợp chất trong hành tím có thể giúp kích thích sự tiết ra các enzyme tiêu hóa và hỗ trợ giải độc gan. Ảnh minh họa

    Các hợp chất trong hành tím có thể giúp kích thích sự tiết ra các enzyme tiêu hóa và hỗ trợ giải độc gan. Ảnh minh họa

    Các hợp chất trong hành tím có thể giúp kích thích sự tiết ra các enzyme tiêu hóa và hỗ trợ giải độc gan. Ngoài ra, hành tím chứa nhiều flavonoid như quercetin và anthocyanin, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do và hỗ trợ quá trình giải độc.

    Cải thiện sức khỏe não bộ

    Sự phong phú của folate trong hành tím có tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe não bộ bằng cách cải thiện chức năng não. Hyrithione trong hành tím cũng có tác dụng chống viêm não và cải thiện chức năng thần kinh. Trong khi đó, đặc tính chống viêm của loại gia vị này giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, làm dịu thần kinh và chữa mọi chứng khó chịu về thần kinh

    Hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da

    Hành tím có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ trong hành tím cũng giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

    Bên cạnh đó, hành tím chứa nhiều vitamin C và E, giúp chống lão hóa da, làm sáng da và giảm nếp nhăn. Chất quercetin trong hành tím còn giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

    Ai không nên ăn hành tím

    Người đau mắt đỏ

    Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.

    Phụ nữ mang thai bị sung huyết

    Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…

    Người sinh lý yếu

    Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.

    Người bị đau dạ dày

    Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.

    Những người huyết áp thấp

    Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-gia-vi-can-bep-nha-nao-cung-co-than-duoc-cho-nguoi-mac-benh-tieu-uong-a432601.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan