Với bài thuốc bí truyền của mình, đến bây giờ, lương y Triệu Thị Tơ không thể nhớ hết bao nhiêu bệnh nhân từ khắp nơi tìm về nhờ chữa bệnh. Tiếng lành đồn xa nên người bệnh từ Nam ra Bắc đều tìm đến để nhờ lương y chữa các bệnh xương khớp.
Giữa núi rừng mênh mông bát ngát, khi mặt trời còn chưa ló rạng, chúng tôi đã tất tả theo chân lương y Triệu Thị Tơ đi hái lá thuốc nam tận trong rừng sâu cho bệnh nhân ở xa không có điều kiện đến thăm khám trực tiếp. Lương y Tơ nói: "Là người thầy thuốc tôi đặt cái tâm lên hàng đầu, thấy bệnh nhân đau mình cũng đau thay, thấy nhiều bệnh nhân khỏi mình cũng vui mừng như thể mình đã sống không uống phí 1 kiếp người rồi"...
Cuốn gia phả phát lộ bài thuốc xương khớp
Đúng là ở Việt Nam hiếm có nơi nào như xã Ba Vì và nhóm bản người Dao này: Có tới 80% hộ gia đình hành nghề bán thuốc Nam. Trung ương và nhiều tổ chức quốc tế đã về đây nghiên cứu, tôn vinh các báu vật cây cỏ của Ba Vì, cũng như báu vật trong truyền thống hái thuốc trị bách bệnh của bà con. Một hợp tác xã thuốc Nam ra đời, mỗi gia đình hầu như đều có một vườn thuốc Nam.
Trong đó, nổi bật có gia đình lương y Triệu Thị Tơ (Thôn Yên Sơn – Ba Vì – Hà Nội) vốn sinh ra ở vùng Tản Viên Sơn sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu vốn nổi tiếng ở hợp tác xã thuốc Nam này. Gia đình lương y nắm giữ cuốn gia phả ghi lại những phương thuốc chữa các bệnh về xương khớp bí truyền mà gia đình đang lưu giữ đã tồn tại ít nhất 400 năm. Lương y Tơ giải thích rằng khi người Dao đến vùng núi Ba Vì để "an cư lập nghiệp", họ phải ở tít trên lưng chừng núi cao và dựa vào rừng Ba Vì để kiếm sống. Vì thế khi lâm bệnh, người Dao phải tìm cây rừng để tự chạy chữa.
Vườn thuốc nam tự trồng của Lương y Triệu Thị Tơ (Ba Vì - Hà Nội) |
Đến bây giờ, lương y Tơ không thể nhớ hết bao nhiêu bệnh nhân từ khắp nơi tìm về nhờ chữa bệnh. Tiếng lành đồn xa nên người bệnh từ Nam ra Bắc đều tìm đến để nhờ lương y chữa các bệnh xương khớp. Để chữa trị các căn bệnh về xương khớp, bài thuốc của gia đình lương y Tơ là sự hội tụ của nhiều vị thuốc quý trong dân gian, trong đó phải kể tới các thành phần chính như: Dây đau xương, dây đơn xương, hồng cốt nhân, thạch xương bồ (sản), hồng cốt nhân… Các cây thuốc trên sau khi thu hái về rửa sạch, băm nhỏ, nấu nước đun nhỏ lửa gần 20 ngày thì vớt bã, lọc lấy nước đem cô đặc tinh chất thành cao.
Ngoài ra trong phương thuốc có một loại đặc biệt được ghi trong “sách đỏ”. Đó là củ Dòm. Củ dòm nhìn bên ngoài hình dáng bầu dục như quả bóng bầu dục, chuyên chữa các bệnh về xương khớp, củ này rất hiếm, nhưng gia đình đã nhân được giống và trồng tại vườn thuốc của gia đình khá nhiều.
Củ dòm là cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ to; thân leo cuốn, dài khoảng 3m; thân non màu tím hồng nhạt. Toàn cây không lông. Lá đơn nguyên, mọc so le, có cuống dài 4,5 - 8,5cm. Hoa nhỏ, 1 lá đài màu tím hồng, 2 cánh hoa hình quạt tròn màu vàng cam và có các vân tím. Bầu hình trứng, đầu nhụy có 4 - 5 thùy dạng dùi. Quả hình trứng đảo, hơi dẹt 0,8 - 0,9 x 0,7 - 0,75cm. Hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai nhọn, cong.
Theo lương y Tơ, những người bị bệnh thoái hóa cột sống, lệch đĩa đệm thường được cắt thuốc theo thang, một loại để họ sắc lên uống, giúp cơ thể lưu thông khí huyết, gân cứng chắc. Lương y Tơ hướng dẫn: “Về thuốc cao, lấy 100g cao đặc, ngâm với 1 lít rượu trong 1-2 giờ là uống được. Ngày uống 1- 2 lần tùy theo mức độ bệnh nặng, nhẹ. Nếu không uống được rượu, bệnh nhân có thể pha với nước sôi, để nguội rồi uống. Về thuốc thang thì thường bệnh nhân dùng 20 thang thuốc (tùy mức độ nặng nhẹ), mỗi ngày 1 ấm, uống trong 3 ngày”.
Để lấy thêm tư liệu về nhân chứng, chúng tôi tìm đến gia đình bà Dương Thị Hà , 54 tuổi (Trung An, Củ Chi, HCM). Bà Hà cho biết, trước đây bị bệnh thoái hóa cột sống, đi chữa trị nhiều nơi chỉ thuyên giảm mà không khỏi. Sau đó, bà đã nhờ gia đình lương y Tơ cắt thuốc chữa. Bà vừa uống vừa bóp trong vòng 5 tháng bệnh bà đã đỡ hẳn 90%. Giờ bà đi lại, làm việc bình thường…
Chúng tôi tìm gặp cô giáo Lê Kim Phượng (Giáo viên trường THCS Bình Khánh, Long Xuyên , An Giang): "Tôi bị bệnh viêm đa khớp hành hạ suốt chục năm trời. Nhiều hôm, tôi chỉ đứng lớp được vài phút, lại phải ngồi. Tôi như cái máy dự báo thời tiết, bởi khi thời tiết thay đổi là ê ẩm mình mẩy. Có những thời điểm, không đứng dậy nổi, đi lại phải bằng nạng, vì khớp gối, khớp bàn chân sưng vù, đau đớn.
Tôi đã đến đủ các bệnh viện, gặp các thầy thuốc đông y, chữa cả bằng tâm linh nhưng chẳng ăn thua gì. Hồi mấy người hàng xóm, giáo viên trong trường mách về bà lang Bình, tôi không tin đâu. Nhưng, thấy mọi người ca ngợi lắm, nên tôi tìm hiểu, thì thấy nhiều người ở Thoại Sơn khỏi bệnh viêm đa khớp, gout, thoát vị đĩa đệm.
Những người bị thoái hóa xương khớp thì đỡ hẳn, nên tôi cũng thử gọi điện xem thế nào. Bà lang Triệu Thị Tơ bảo đường xá xa xôi không cần phải lên tận nhà cho vất vả và tốn kém, bà sẽ bốc thuốc và gửi thuốc về tận nhà cho chữa trị. Nao khỏi hẳn thì lên nhà bà chơi sau.Nhận được thuốc tôi uống mấy ngày đầu, các khớp đau dữ dội. Tôi sợ quá, bỏ thuốc vài hôm. Tôi điện thoại lên, bà Tơ bảo phải uống tiếp, vì thuốc đang công vào các khớp sưng nên mới đau, càng đau nhiều càng khỏi sớm.
Đau quá, không chịu nổi thì mua tạm viêm sủi giảm đau, chứ không được bỏ thuốc. Tôi nghe theo, nghiến răng chịu đau, chứ không uống thuốc giảm đau. Quả nhiên, khoảng hơn tuần sau thì cơn đau giảm dần, rồi hết hẳn. Uống hết thang thuốc, thì vết sung, bầm ở các khớp cũng hết.
Tôi tiếp tục uống thêm 2 tháng nữa, thì không còn thấy cơn đau theo chu kỳ kéo đến vài hôm một đợt nữa. Mấy năm nay, mua 1 thang nhưng uống lai rai mấy tháng, để phòng bệnh. Nếu không có thuốc của bà Tơ, thì giờ này không biết tôi sẽ thế nào.
“Y lý” kiên trì tất khỏi bệnh
Nhờ “môi trường sinh thái tự nhiên”, vùng rừng núi Ba Vì - nơi người Dao cư trú - là vùng thực vật lý tưởng đối với nghề thuốc truyền thống. Theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, trong số 1.209 loài thực vật có trong Rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây cỏ người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số những loài dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm.
Theo lương y Tơ, đối với các loại bệnh viêm về xương khớp chỉ dùng phương pháp sắc thuốc uống. Bài thuốc chữa bệnh gồm 50 loại thuốc, tỉ mỉ, công phu. Đây là cách thông dụng nhất và dễ sử dụng.
Tất cả các chứng bệnh có thể chữa trị được bằng thuốc Nam. Đối với những người dưới 45 tuổi, khả năng chữa trị là chắc chắn. Đối với những người ở độ tuổi cao hơn thường phải chữa trị lâu dài hơn một chút. Bên cạnh đó cần kết hợp với sự kiên trì của người bệnh thì việc chữa trị mới hiệu quả. Người bệnh sau khi dùng bài thuốc này nếu có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp sẽ cực kỳ hiệu quả.
Loại củ quý có hình thù kỳ dị nhưng lại là "khắc tinh" của bênh xương khớp |
Trong danh sách thống kê mà Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội công bố, mỗi loại thảo dược quý đều có tên thường dùng, tên theo tiếng Dao và tên khoa học (ví dụ, cây “bình vôi” tên gọi theo tiếng Dao là “đìa đòi pẹ”). Với việc mỗi loại thảo dược dùng để chữa bệnh đều có tên gọi bằng tiếng Dao cùng với tên gọi phổ thông như thế, nó xác nhận rằng người Dao ở Ba Vì là những chủ nhân thực sự của nguồn dược liệu quý giá này, nhất là củ Dòm, đây là loại cú quý cần được bảo tồn đã lưu trong sách đỏ.
Trò chuyện về y lý với chúng tôi, Lương y Triệu Thị Tơ cho tôi xem bệnh án của hàng ngàn người đã từng được khỏi bệnh. Cô bảo: “Có nhiều cây xanh trong dân gian dùng để chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết đến như: Cây địa ùi chữa ốm yếu; cây B1 dùng làm tăng lực. Đặc biệt, củ dòm là vị thuốc quan trọng có thể chữa được nhiều loại bệnh như dạ dày, rối loạn tiền đình, thấp khớp, gout, ung thư, giảm đau... Đặc biệt thứ củ này có thể đẩy lùi các bệnh về xương khớp”.
Thời gian qua có rất nhiều độc giả gọi điện đến hỏi thăm về bài thuốc, tòa soạn xin công bố số 2 số điện thoại của lương y Triệu Thị Tơ là: 0989501122 / 0963813756 để độc giả tiện liên hệ. |
Phát Thiên