Những toa tàu đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vừa được mở lớp vải che phủ, cơ sở vật chất của nhà ga đang được công nhân hoàn thiện.
Theo báo Tiền Phong, 4 toa tàu đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vừa được mở lớp vải che phủ. Toa tàu đã được đặt vào đúng vị trí tại ga Văn Khê - một trong 12 ga nằm trên tuyến.
Tàu gồm 4 toa với tổng chiều dài khoảng 90m, trong đó có 2 toa ngắn hơn (vừa là nơi vận hành vừa chứa khách), 2 toa dài hơn nằm giữa đoàn tàu. Tàu vẫn giữ nguyên màu xanh lá cây như tàu mẫu trưng bày tại trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) hồi tháng 10-11/2015.
|
Hình ảnh 4 toa tàu đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông - Ảnh: báo Tiền Phong |
|
Phần đầu tàu với hàng chữ Cát Linh - Hà Đông và hình ảnh Khuê Văn Các đã được làm dày nét để đảm bảo nổi bật, dễ nhìn, dễ đọc - Ảnh: báo Tiền Phong |
|
Tàu gồm 4 toa, tổng chiều dài khoảng 90 m, trong đó có 2 toa ngắn và 2 toa dài - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
|
Cửa vào khoang lái và khoang lái. Theo quan sát ban đầu, các chi tiết đã được chỉnh sửa tinh tế và đẹp mặt hơn tàu mẫu - Ảnh: báo Tiền Phong |
|
Bên trong tại cửa lên xuống có sơ đồ các ga dọc chặng từ Cát Linh (quận Đống Đa) tới các ga thuộc quận Hà Đông - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
|
Bảng điều khiển tại toa đầu tàu - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
|
Hệ thống bánh xe trên đường ray - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
|
Các chi tiết cho thấy tàu được chế tạo tại Trung Quốc - Ảnh: báo Tiền phong
|
|
Mặt đường tàu được lắp đặt 2 làn ray cho 2 tàu chạy ngược chiều nhau. Ray tàu có khổ 1,435 m - Ảnh: báo Tri thức trực tuyến |
|
Hiện tại, cửa đoàn tàu vẫn chưa được mở. Dự kiến, trong vài ngày tới, Bộ GTVT chính thức mở cửa tàu và ra mắt nhà ga mẫu - Ảnh: báo Tiền Phong |
Như báo VnExpress đã đưa tin trước đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009 với tổng mức đầu tư ban đầu 550 triệu USD với nguồn vốn vay ưu đãi của Trung Quốc, theo hình thức EPC. Tuy nhiên, sau đó vốn được điều chỉnh tăng, nâng tổng mức đầu tư thêm hơn 300 triệu USD.
Tổng thầu, Ban quản lý dự án đường sắt (PMU) cho biết, ngày 1/9 đóng điện toàn tuyến và chạy thử từ 1/10. Thời gian chạy thử của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ kéo dài 3 - 6 tháng trước khi khai thác thương mại vào quý 2/2018.
(Tổng hợp)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lo-dien-nhung-hinh-anh-tau-duong-sat-tren-cao-dau-tien-o-viet-nam-a186935.html