+Aa-
    Zalo

    LienVietPostBank lãi đậm trước thềm ĐHĐCĐ 2023

    (ĐS&PL) - Trước thềm ĐHCĐ thường niên 2023, ngân hàng Liên Việt có một năm kinh doanh thuận lợi, lãi ròng đạt 4.510 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số dư nợ xấu (nợ nhóm 3-5) của LienVietPostBank vào khoảng 3.427 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của LienVietPostBank tăng từ mức 1,37% lên 1,46%.

    Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank; MCK: LPB) công bố thời gian dự định tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2023 vào tháng 4 sắp tới. Trong năm 2022, ngân hàng này có một năm làm ăn khá suôn sẻ, với kết quả tích cực.

    Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV của LienVietPostBank, tại thời điểm ngày 31/12/2022 ghi nhận tổng tài sản của nhà băng này ở mức gần 327 nghìn tỷ đồng, tăng thêm gần 38 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.

    lienvietbank

    Nợ xấu của LienVietPostBank gia tăng trong năm 2022.

    Trong quý IV/2022, thu nhập từ lãi thuần của LienVietPostBank ở mức 2.771 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 882, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại âm 14 tỷ đồng, trong khi con số này cùng kỳ đạt hơn 19 tỷ đồng.

    Tính chung cả năm 2022, thu nhập từ lãi thuần của LienVietPostBank đạt 11.899 tỷ đồng, tăng hơn 2.800 tỷ đồng so với năm 2021.

    Do doanh thu nên lợi nhuận trước thuế của LPB trong quý IV/2022 đạt 867 tỷ đồng, tăng so với năm 2021. Tính chung cả năm, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt mức 5.689 tỷ đồng, tăng 2.051 tỷ đồng so với năm 2021.

    Lợi nhuận trước thuế tăng nên lãi ròng quý IV/2022 của LienVietPostBank đạt mức 667 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 của nhà băng này đạt 4.510 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2021.

    Nhìn vào báo cáo tài chính của LienVietPostBank có thể thấy rõ, tổng nợ phải trả của nhà băng này tại thời điểm 31/12/2022 ở mức 303 nghìn tỷ đồng, trong đó khoản nợ từ phát hành giấy tờ có giá ở mức 35 nghìn tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng ở mức 215 nghìn tỷ đồng… trong khi vốn chủ sở hữu của ngân hàng này đang ở mức 24.055 tỷ đồng.

    Trong năm 2022, chất lượng các khoản nợ cho vay của LienVietPostBank cũng có sự thay đổi. Cụ thể, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng từ 460 lên 1.069 tỷ đồng, nhóm nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) ở mức 1.004 tỷ đồng. Nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 1.3521 tỷ đồng. Tổng số dư nợ xấu (nợ nhóm 3-5) trên bảng cân đối kế toán của LienVietPostBank vào khoảng 3.427 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của LienVietPostBank tăng từ mức 1,37% lên 1,46%.

    Một điểm đáng chú ý trước thềm ĐHCĐ của LienVietPostBank là việc thay đổi nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Phạm Doãn Sơn đã có đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc LienVietPostBank từ ngày 16/3. Sau khi ông Sơn từ nhiệm, HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vừa quyết định bổ nhiệm ông Hồ Nam Tiến, Phó Tổng Giám đốc thường trực giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc từ ngày 17/3.

    Nhân Văn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lienvietpostbank-truoc-them-dhcd-2023-lai-dam-no-xau-cung-tang-a570209.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan