+Aa-
    Zalo

    Liên tiếp thất bại trước Nga, Ukraine khiến phương Tây "quay xe"?

    (ĐS&PL) - Những thất bại liên tiếp của Ukraine trên chiến trường được cho là đang khiến phương Tây phải xem xét lại chiến lược giải quyết xung đột với Nga.

    Bloomberg đưa tin, các đồng minh của Ukraine đã bắt đầu thảo luận chi tiết về các kịch bản đàm phán chấm dứt xung đột với Nga và cách thức đạt được điều đó. Các báo cáo cho biết Ukraine vẫn phải đưa ra quyết định về bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào và không ai gây áp lực lên Tổng thống Volodymyr Zelensky.

    Khi cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài mà không có thay đổi đáng kể nào trên chiến trường, một số quan chức phương Tây bắt đầu cân nhắc sử dụng biện pháp ngoại giao để phá vỡ thế bế tắc. Tuy nhiên, cũng có lo ngại cho rằng nỗ lực này có thể buộc Ukraine phải chấp nhận ngừng bắn sớm với Nga.

    Một số quốc gia phương Tây tin rằng khoảng thời gian giữa cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 và lễ nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2025 có thể tạo ra một cơ hội cho chính quyền Tổng thống Joe Biden có nhiều tự do chính trị hơn để đạt được thỏa thuận. Trong trường hợp chính quyền Mỹ thay đổi và các lực lượng cực hữu ở châu Âu giành được động lực, việc tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine sẽ trở lên không chắc chắn.

    Ukraine khiến phương Tây "quay xe" vì liên tiếp thất bại trước Nga. Ảnh: Reuters

     Ukraine khiến phương Tây "quay xe" vì liên tiếp thất bại trước Nga. Ảnh: Reuters

    Theo trờ Le Figaro, ý tưởng đàm phán để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine đang được thảo luận "một cách kín đáo" tại Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), và thậm chí là Ukraine sau những thất bại liên tiếp của nước này. Phương Tây cũng ngày càng công khai thừa nhận rằng, vùng Donbass và bán đảo Crimea hiện nằm ngoài tầm với của quân đội Ukraine.

    Chiến dịch Kursk của Nga có thể giúp Ukraine đạt được các mục tiêu chính trị nhưng chưa kể buộc lực lượng đối phương rút quân khỏi những mặt trận quan trọng đúng như kỳ vọng đã đặt ra trước đó. Lực lượng Nga tiếp tục phản công đẩy lùi Ukraine ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới Kursk đồng thời tiến chậm nhưng chắc vào vùng Donbass và tiến đến thị trấn chiến lược Pokrovsk.

    Một quan chức Pháp nói với Le Figaro rằng, Mỹ hiện vẫn giữ nguyên hạn chế đối với việc cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga là do lo ngại leo thang căng thẳng với Moscow bao gồm nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân. Bất kể Tổng thống Mỹ là ai sau cuộc bầu cử vào tháng 11, viện trợ dành cho Ukraine sẽ bị cắt giảm và tình hình sẽ dần xấu đi với nước này.

    Trong khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Ukraine đã hoàn tất việc xác định những điểm cần thiết của "kế hoạch chiến thắng" trong cuộc xung đột với Nga và sẵn sàng trình bày kế hoạch này trước các đồng minh sớm nhất là vào tuần tới.

    Ông Zelensky tiết lộ rằng Ukraine dự định trình bày "kế hoạch chiến thắng" cho các đồng minh của mình vào tuần tới. Ông lưu ý kế hoạch này sẽ trở thành một bước quan trọng trong việc tạo điều kiện hỗ trợ trên trường quốc tế và tăng cường luật pháp quốc tế.

    Song, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh sự thành công của kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào quyết định của ông Tổng thống Mỹ Joe Biden và liệu Mỹ có hỗ trợ nước này những gì được đề xuất trong kế hoạch. Ông cho hay kế hoạch sẽ được chia sẻ với 2 ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Tổng thống Mỹ năm 2024 là Phó Tổng thống Kamala Harris đại diện cho đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho đảng Cộng hòa.

    Theo Tass và Le Figaro

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/lien-tiep-that-bai-truoc-nga-ukraine-khien-phuong-tay-quay-xe-a466014.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan