+Aa-
    Zalo

    Liên hợp quốc bỏ phiếu cải cách việc các quốc gia sử dụng quyền phủ quyết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 193 thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết liên quan tới việc sử dụng quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.

    Trong ngày 26/4 (giờ Mỹ), toàn bọ 193 thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về nghị quyết yêu cầu 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phải giải trình khi sử dụng quyền phủ quyết trong tương lai. 

    Các cuộc thảo luận về việc cải cách quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an vốn rất hiếm và thường gây tranh cãi. Tuy nhiên, vấn đề này giờ đây đã được đặt ra một lần nữa sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. 

    Việc cải cách quyền phủ quyết sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Vương quốc Anh - những người duy nhất sở hữu quyền này. Theo đó, các biện pháp sẽ "khiến họ phải trả một cái giá chính trị cao hơn" khi họ chọn sử dụng quyền của mình để phủ quyết một quyết định của Hội đồng Bảo an.

    screen shot 2022 04 26 at 153234
    Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về việc cải cách quyền phủ quyết của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an. Ảnh: AFP 

    Các nhà phê bình đã gọi đây là một "cải cách thủ tục đơn giản".

    Hiện vấn đề đang được đưa ra xem xét và chưa rõ liệu cải cách này có khiến 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an ít sử dụng quyền phủ quyết hơn hay không. 

    Được đề xuất lần đầu tiên cách đây 2 năm bởi Liechtenstein, dự luật kêu gọi triệu tập Đại hội đồng Liên hợp quốc trong vòng 10 ngày làm việc sau khi một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an sử dụng quyền phủ quyết "để tổ chức một cuộc tranh luận về tình huống mà quyền phủ quyết được đưa ra". 

    Khoảng 60 quốc gia đã đồng tài trợ với Liechtenstein cho  biện pháp cải cách này, trong đó có Mỹ - một cuộc tập hợp ủng hộ nhanh chóng đã gây ra sự ngạc nhiên rộng rãi tại Liên hợp Quốc. 

    Anh và Pháp sẽ bỏ phiếu cho đề xuẩ cải cách. Được biết, trước đó, 2 người này đã bỏ phiếu trắng với việc đồng tài trợ cho đề xuất. 

    Cả Nga và Trung Quốc cũng không nằm trong số các nhà tài trợ của đề xuất. Một nhà ngoại giao giấu tên của 1 trong 2 nưới này đã lên tiếng  chỉ trích động đề xuất, nói rằng đề xuất cải cách này sẽ gây "chia rẽ" Liên hợp quốc sâu sắc. 

    Trong khi đó, đại sứ Christian Wenaweser của Liechtenstein khẳng định đề xuất này "không chống lại bất kỳ ai" và nói rằng cải cách sẽ tạo ra "một thủ tục mới".

    Ông Wenaweser giải thích văn bản nhằm "thúc đẩy vai trò của Liên hợp quốc, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy tiếng nói của tất cả chúng ta, những người không có quyền phủ quyết và không thuộc Hội đồng Bảo an về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế".

    Văn bản này không có tính ràng buộc và không có biện pháp cụ thể để ngăn cản việc một quốc gia từ chối giải thích các hành động của mình trước Đại hội đồng sau khi sử dụng quyền phủ quyết.  Tuy nhiên, ứng dụng của đề xuất "sẽ làm sáng tỏ" về việc sử dụng quyền phủ quyết và về "sự tắc nghẽn" trong Hội đồng Bảo an. 

    Ngoài 5 thành viên thường trực, Hội đồng Bảo an có thêm 10 thành viên được bầu trong 2 năm nhưng những nước này sẽ không có quyền phủ quyết.

    Trong số các nước đồng bảo trợ cho nghị quyết có cả Nhật Bản và Đức, hai nước này đều đang nuôi hy vọng trở thành thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an. 

    Minh Hạnh (Theo AFP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lien-hop-quoc-bo-phieu-cai-cach-viec-cac-quoc-gia-su-dung-quyen-phu-quyet-a535464.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan