+Aa-
    Zalo

    Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga tiết lộ biện pháp trừng phạt tiêu cực của phương Tây

    (ĐS&PL) - Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, việc các nước phương Tây đóng băng tài sản của Moscow là tín hiệu “rất tiêu cực” đối với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.

    Trong cuộc phỏng phấn với RBK hôm 25/12, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina chia sẻ việc tài sản của Nga bị tịch thu, bao gồm tiền của hàng triệu nhà đầu tư tư nhân và hạn chế thanh toán quốc tế là những biện pháp trừng phạt “tiêu cực nhất” mà các nước phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

    Theo thông tin từ bà Nabiullina, cơ quan quản lý đã đánh giá rủi ro của các lệnh trừng phạt kể từ năm 2014 và chuẩn bị sẵn sàng cho nhiều biện pháp trừng phạt trong số đó. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt đầu tiên sau khi Crimea sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý.

    “Các ngân hàng lớn, khi bị trừng phạt, phần lớn đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều này. Việc bị ngắt kết nối với SWIFT đã là mối đe dọa kể từ năm 2014, do đó họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia. Chúng tôi đã đa dạng hóa sự trữ của mình, tăng tỷ trọng đồng NDT và vàng”, bà Nabiullina nói.

    lanh dao ngan hang trung uong nga tiet lo bien phap trung phat dau don nhat tu phuong tay
    Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt đầu tiên sau khi Crimea sáp nhập vào Nga. Ảnh minh họa

    Năm 2022, Mỹ và EU tiếp tục áp đặt một loạt hạn chế tài chính đối với Nga nhằm đáp trả việc Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bao gồm ngắt kết nối các ngân hàng Nga với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế SWIFT, cấm Nga trả nợ bằng USD.

    Ngoài ra còn có đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài, đồng thời rút Visa và MasterCard khỏi Nga. Các biện pháp trừng phạt đã khiến Moscow không thể thực hiện giao dịch quốc tế bằng đồng USD và euro.

    Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga cho biết: “Chúng tôi đã có thể ứng phó được với hầu hết các thách thức liên quan đến lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề trong lĩnh vực này chưa được giải quyết triệt để, trong đó có thanh toán xuyên biên giới. Các chuỗi cung ứng đang được xây dựng và liên tục thay đổi nhưng đây vẫn là vấn đề đối với nhiều doanh nghiệp”.

    Bà Nabiullina cho rằng, việc các nước phương Tây đóng băng tài sản của Nga là tín hiệu “rất tiêu cực” đối với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, do đây là “sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản về dự trữ”.

    “Hàng triệu người không liên quan đến lệnh trừng phạt bị đóng băng tài sản. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối”, bà Nabiullina chia sẻ.

    XEM THÊM: Hé lộ về tháp pháo có biệt danh “thần chết” của Ukraine

    Theo thông tin trên RT, ước tính khoảng 260 tỷ euro (tương đương 285 tỷ USD) tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị đóng băng tại các nước G7, EU và Australia sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022. Phần lớn số tài sản này nằm ở châu Âu.

    Khoảng 5 triệu nhà đầu tư tư nhân Nga chứng kiến tài sản của họ trong tài khoản của các tổ chức tài chính quốc tế bị phong tỏa. Tính đến tháng 7/2022, giá trị chứng khoản bị phong tỏa trong danh mục đầu tư của họ lên tới 3,4 tỷ USD.

    Đinh Kim (Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lanh-dao-ngan-hang-trung-uong-nga-tiet-lo-bien-phap-trung-phat-tieu-cuc-cua-phuong-tay-a604980.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan