+Aa-
    Zalo

    Lăng mộ tiết lộ quá khứ tội ác của Võ Tắc Thiên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 1.300 năm trước, Yan Shiwei là một trọng thần của Võ Tắc Thiên. Khi hài cốt của ông được tìm thấy trong ngôi mộ ở thành phố Tây An, Trung Quốc, những bí mật kinh hoàng

    1.300 năm trước, Yan Shiwei là một trọng thần của Võ Tắc Thiên. Khi hài cốt của ông được tìm thấy trong ngôi mộ ở thành phố Tây An, Trung Quốc, những bí mật kinh hoàng đã được tiết lộ.

    Ngôi mộ được tìm thấy trong một hang động, là những gì còn lại của Yan Shiwei và vợ Lady Pei. Trên bia đá ghi lại cuộc đời đầy biến động của Yan Shiwei.

    Một chính trị gia quyền lực của Trung Hoa

    Võ Tắc Thiên, nữ vương đầu tiên và duy nhất của Trung Hoa xưa. Ảnh: Ancient Origins

    Võ Tắc Thiên là một phụ nữ nhiều thủ đoạn, lên ngôi vào năm 690 sau khi Đường Cao Tông qua đời. Từ một thê thiếp có sức ảnh hưởng đến một Hoàng hậu và sau đó chính thức trở thành Nữ vương đầu tiên và duy nhất trong lịch sử 4000 năm của Trung Quốc, Võ Tắc Thiên đã có công lập nên triều đại nhà Chu. Tuy nhiên, thời gian Võ hậu trị vì chỉ kéo dài 15 năm sau khi cai quản đất nước khá hiệu quả.

    Từ bản dịch trên tấm bia mộ của gia đình Yan Shiwei, sau khi chồng băng hà, Võ Tắc Thiên phế ngôi con trai và lên nắm quyền. Bấy giờ, Xu Jingye nổi dậy chống lại Võ Hậu ở Jiangdu (nay là Dương Châu, Trung Quốc).

    Yan Shiwei là một quan chức quân đội, đã từ chối tham gia vào cuộc bạo loạn và ủng hộ Võ Tắc Thiên dẹp cuộc nổi dậy. Vì sự kiện này, Shiwei được Võ hậu trọng dụng.

    Hình ảnh của những người đàn ông trên bức tranh tường trong ngôi mộ của Đường Trung Tông, con trai bị phế truất và bị lưu đày bởi chính Võ Hậu. Ảnh: Ancient Origins

    Dòng chữ trên bia có khắc: "Yan Shiwei đã cố ý phế cánh tay của mình chống lại sự cưỡng ép từ phiến quân, cho thấy sự trung thành của ông đối với triều đình là không thay đổi".

    Cận cảnh những chữ viết khắc trên văn bia được tìm thấy trong ngôi mộ gia đình của Yan Shiwei. Ảnh: Chinese Cultural Relics

    Trung thành, nhưng không phải mãi mãi

    Lên ngôi nắm quyền, Võ Tắc Thiên hợp nhất quyền lực, Yan Shiwei trở thành một trọng thần trong triều đình. Bia văn có miêu tả ông: "thẳng thắn như sương thu, ấm áp như mặt trời mùa đông, để dân chúng học cách tự kiểm soát và trật tự dân sự được thành lập".

    Yan Shiwei được cho là đã phục vụ Võ Tắc Thiên 9 năm trước khi "một thảm hoạ giáng xuống đầu ông". Được hưởng vinh hoa phú quý chưa bao lâu, tai họa ập đến với gia đình ông. Em trai của vị tướng này là Zhiwei chống đối Võ Tắc Thiên. Văn bia không nêu rõ người em này đã phạm tội tày đình gì khiến cả gia đình bị giết.

    Cả gia đình bị xử tử năm 699, riêng vợ Yan Shiwei qua đời năm 691 nên không bị hành quyết trong thảm kịch trên. Không những giết cả nhà, thi thể những người trong gia đình ông cũng không được chôn cất tử tế.

    Võ Tắc Thiên cuối cùng cũng bị con trai lưu vong từ nhiều năm trước phế truất và bà mất ngay sau đó. Với sự trở lại của triều đại nhà Đường, Yan Shiwei đã được minh oan và cải táng trong ngôi mộ gia đình với vợ.

    Chữ trên văn bia của Yang Shun, một vị tướng của Võ hậu. Lạc Dương, nhà Đường năm 693. Ảnh: Ancient Origins

    Theo LiveScience, một số hiện vật và chút ít tro cốt đã được tìm thấy từ ngôi mộ vào năm 2002, gồm các bức tượng gốm của người giám hộ lăng mộ, các binh sĩ và động vật, một gương bằng vàng và chữ viết trên bia mộ đã được phục hồi.

    Di sản của Nữ vương

    Chùa Phật cổ được xây dựng năm 652 và tái thiết năm 704 dưới sự cai trị của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên. Ảnh: Ancient Origins

    Võ Tắc Thiên đã trị vì Trung Hoa thành công, thống nhất Trung Quốc, nhưng lịch sử cho thấy bà có tham vọng và là một người tàn bạo.

    Các vụ hành quyết tập thể, xử tử hay lưu đày là quy tắc của Võ hậu để loại bỏ đối thủ, kể cả gia đình và những người ủng hộ bà. Võ Tắc Thiên đã thao túng tôn giáo và được cho là đã sử dụng tuyên truyền để đảm bảo vị trí của mình. Bà củng cố quyền lực thông qua một đội quân gián điệp bí mật.

    Với tất cả điều đó, Võ Tắc Thiên được cho là có nhiều ảnh hưởng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội Trung Quốc, bao gồm giáo dục, văn học, cũng như hỗ trợ cho dân chúng. Bà đã thành công trong việc mở rộng biên giới lãnh thổ Trung Hoa và nuôi lớn ba người con trai, những người sau này đều trở thành Hoàng đế Trung Nguyên.

    Hồng Nguyễn (Theo Ancient Origins)



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lang-mo-tiet-lo-qua-khu-toi-ac-cua-vo-tac-thien-a222952.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan