+Aa-
    Zalo

    Người tình từng được Võ Tắc Thiên sủng ái vô biên và cái chết không toàn thây

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hai anh em họ Trương được Võ Tắc Thiên phong vô số chức vụ quan trọng nhưng rồi có cái chết không toàn thây.

    Hai anh em họ Trương được Võ Tắc Thiên phong vô số chức vụ quan trọng nhưng rồi có cái chết không toàn thây.

    Hai anh em họ Trương

    Võ Tắc Thiên sống cảnh cô đơn lẻ bóng nơi hậu cung khiến Thái Bình công chúa lo lắng không yên. Đến năm 697, Thái Bình công chúa đã tiến cử cho mẫu hậu một chàng trai trẻ trung thanh tú, thông hiểu vận luật, giỏi ca múa tên là Trương Xương Tông.

    Quả nhiên hắn rất được Hoàng đế yêu thích và sủng ái hết mực. Nhằm xây dựng phe cánh lực lượng mưu đồ làm việc lớn, Trương Xương Tông đã nhanh chóng tiến cử anh trai mình là Trương Dịch Chi với Võ hoàng thượng.

    Hai anh em họ Trương đều trở thành sủng nam của hoàng thượng. Ban đầu, mối quan hệ này còn lén lút, việc ra vào cung của bọn họ không được công khai. Sau này thấy bất tiện, bà hoàng bèn nghĩ ra một cách, lấy lý do cần sửa sách “Tam giao châu anh” nên cho bọn họ một danh phận chính đáng để có thể công khai đi lại tự do ở nội điện và hậu cung.

    Sự kiện - Kết cục bi thảm của người tình từng được Võ Tắc Thiên sủng ái vô biên (Kỳ 2)

    Tranh vẽ Võ Tắc Thiên. (Nguồn ảnh: Internet)

    Ở bên Võ Tắc Thiên 8 năm, nhận được ân sủng đặc biệt nên hai anh em họ Trương được phong vô số chức vụ quan trọng như: Ty vệ thiếu khanh, Khống Hạc giám nội cung phụng, phụng thần lệnh, lân đài giám, phong hằng quốc công…

    Hai anh em họ Trương còn được Võ Tắc Thiên sủng ái đến mức, khi biết nữ quan thân tín bên cạnh mình là Thượng quan Uyển Nhi liếc mắt đưa tình với Trương Xương Tông, nữ hoàng đã giơ tay phi con dao sắc bén về phía trán của Uyển Nhi ngay khi dùng ngự thiện, khiến Uyển Nhi vội vàng dùng tay che mặt quỳ xuống chân Võ Tắc Thiên xin được tha tội.

    Nhưng dường như hình phạt này không hề làm ảnh hưởng xấu gì đến nàng. Vết sẹo trên trán Uyển Nhi khi lành giống như một bông mai đỏ thắm. Khuôn mặt vốn đã thanh tú giờ điểm thêm bông mai càng làm nhan sắc nàng kiều diễm hơn xưa. Bản thân Võ Hậu khi gặp nàng cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng.

    Sau này, Thượng Quan Uyển Nhi cũng một lòng hầu hạ hoàng thượng, kẻ tung người hứng vô cùng ăn ý nên càng làm cho Võ Tắc Thiên mãn nguyện. Nhận được sự sủng ái vô biên của Võ Tắc Thiên, hai anh em họ Trương chuyên quyền hốc hách khiến văn võ bá quan trong triều cũng khiếp sợ.

    Những năm cuối đời Võ Tắc Thiên đã để bọn họ điều hành hầu hết các việc triều chính. Thần long nguyên niên năm 705, Võ Tắc Thiên lâm trọng bệnh, các đại thần như Thôi Huyền, Trương Gian vội vã cho nghênh đón Trung Tông Lý Hiển hồi cung phục vị, Võ Tắc Thiên nằm trên giường bệnh phải truyền ngôi báu lại cho Lý Hiển.

    Các đại thần đồng thời mưu sát hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông, sau khi giết chết còn cho bêu đầu công khai ở Kiều Nam Thiên Tân. Vậy là hai sủng nam cuối cùng của bà hoàng khét tiếng dâm đãng Võ Tắc Thiên cũng nhận cái kết đầy thê thảm không toàn thây.

    Bị từ chối yêu

    Ít người có thể tin được rằng, cả đời Võ Tắc Thiên lại yêu thầm một sủng thần của mình dù bị người này liên tục từ chối.

    Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, người đàn ông mà Võ Tắc Thiên thầm yêu trộm nhớ lại chính là vị quan phá án nổi tiếng triều Đường – Địch Nhân Kiệt.

    Để thưởng cho công lao đánh đuổi quân Khiết Đan của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên đã tặng cho Địch Nhân Kiệt một áo bào tía, một đai rùa và hai mươi chữ vàng trên chiếc áo bào màu tía do tự tay mình viết.

    Năm Thánh Lịch thứ nhất, tức năm 698 sau Công Nguyên, cháu trai của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng họ Võ cho mình trở thành thái tử.

    Đại thần Lý Chiêu Đức biết chuyện tới khuyên Võ Tắc Thiên, nói rằng từ xưa tới giờ, chẳng có mối quan hệ ruột thịt nào thân tình bằng mối quan hệ giữa mẹ và con, nay nên chọn Lô Lăng Vương Lý Hiển làm thái tử mới phải lẽ.

    Tạo hình Võ Tắc Thiên trong điện ảnh.

    Địch Nhân Kiệt theo Võ Tắc Thiên đã nhiều năm, hiểu rất rõ tính tình cũng như suy nghĩ của vị nữ hoàng này, cũng nhân cơ hội đó nói:

    “Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn như lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi vua lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả”.

    Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu, nói: “Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng xen vào làm gì”.

    Địch Nhân Kiệt vẫn ngang, muốn thuyết phục Võ Tắc Thiên bằng được, nói: “Người làm Hoàng đế bốn biển thiên hạ đều là nhà, vậy có việc gì không phải là việc nhà của bệ hạ! Thần là tể tướng, việc đó làm sao lại không tham gia cho được?”

    Võ Tắc Thiên sau cùng đã nghe theo ý kiến của Địch Nhân Kiệt, cho triệu hồi Lô Lăng Vương khi đó đang bị đày ngoài biên ải trở về Hoàng cung làm Hoàng thái tử.

    Một người thẳng tính như Địch Nhân Kiệt, thành ra những người tìm cách bợ đỡ, nịnh hót họ Địch cũng gặp phải không ít khó khăn. Sự tín nhiệm và coi trọng mà Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt có thể khẳng định là không một vị đại thần nào có được.

    Vị nữ hoàng họ Võ thường xuyên gọi Địch Nhân Kiệt là “Quốc lão” một cách rất thân mật chứ không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác. Địch Nhân Kiệt là một người thẳng thắn và có chút ngang tàng. Họ Địch thường xuyên tranh cãi tay đôi với nữ hoàng ngay tại triều đình, trước mặt bá quan văn võ.

    Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, lại nổi tiếng là người tàn nhẫn, tuy nhiên, vẫn thường xuyên bị Địch Nhân Kiệt thuyết phục. Sau này, rất nhiều lần Địch Nhân Kiệt cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.

    Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào gặp Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đều ngăn không cho Địch Nhân Kiệt quỳ lạy mình, nói: “Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau”.

    Võ Tắc Thiên sợ Địch Nhân Kiệt tuổi tác đã cao không thể chịu việc lao lực quá độ, vì thế nói với các đại thần khác rằng: “Nếu như không phải là việc quốc gia đại sự quan trọng thì không được phiền tới Địch tiên sinh”.

    Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: “Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!”.

    Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt.

    Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai, chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch.

    Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt.

                                                                                                                           Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-tinh-tung-duoc-vo-tac-thien-sung-ai-vo-bien-va-cai-chet-khong-toan-thay-a222145.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan