+Aa-
    Zalo

    “Làng khoa bảng, đất danh hương” giữa lòng Hà Nội, tỷ phú nhiều không kể xiết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được mệnh danh là “làng khoa bảng, đất danh hương”. Đây còn là làng gốm nổi tiếng, nhiều gia đình trở thành tỷ phú…

    Làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) được mệnh danh là “làng khoa bảng, đất danh hương”. Đây còn là làng gốm nổi tiếng, nhiều gia đình trở thành tỷ phú…

    Làng nghề Bát Tràng cách trung tâm thành phố khoảng 14km, nổi tiếng với nghề làm gốm, đã có thương hiệu từ 500 năm nay. Đến Bát Tràng, ngay từ xa đã thấy không khí nhộn nhịp, tấp nập của những lò sản xuất gốm làm việc không ngưng nghỉ.

    Gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công. Để tạo ra được những sản phẩm gốm cao cấp, nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kỹ thuật cao: Chọn đất, xử lý pha chế, tiếp đó là tạo hình, trang trí hoa văn, phủ men… Cho đến nay, Bát Tràng là nơi duy nhất tại Việt Nam lưu giữ được nhiều dòng men cổ: Men xanh rêu, men trắng, men xanh rạn và cốt gốm xốp màu mâu xám…

    Các sản phẩm gốm Bát Tràng như: Lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã khẳng định được thương hiệu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

    Nhiều gia đình ở Bát Tràng trở thành tỷ phú nhờ những xưởng gốm riêng. Khái niệm "thất nghiệp" không tồn tại ở Bát Tràng. Các công việc quanh năm làm không hết như: Thợ đổ rót, thợ vẽ, thợ làm men, thợ tiện, vận chuyển, bán hàng, phục vụ khách du lịch... Chính vì thế, đây còn được mệnh danh là làng nghề truyền thống có nhiều tỷ phú nhất Hà Nội.

    Chợ gốm Bát Tràng là nơi tập trung hàng trăm cửa hàng san sát, bày biện vô số những món đồ gốm khác nhau, từ đồ gia dụng như chén bát, bình vại, lọ hoa cho đến các bức tranh treo tường, chuông gió và vòng cổ… hay những sản phẩm với chủ đề dân gian như lão nông, con trâu… Nơi đây thu hút hàng trăm lượt khách du lịch mỗi ngày.
    Hầu như, hộ gia đình sản xuất, làm nghề gốm nào ở Bát Tràng cũng làm thêm cả du lịch. Du khách tới đây sẽ được trực tiếp tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất gốm sứ hoặc lựa chọn mua các sản phẩm độc đáo tại đây. Chi phí cho mỗi lần trải nghiệm này vào khoảng 40-50 nghìn đồng.

    Hiện tại, Bát Tràng là một trong số những làng nghề đang tận dụng lợi thế hiện có của nghề truyền thống để phát triển du lịch, làm giàu bền vững.


    Ảnh: St
    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lang-khoa-bang-dat-danh-huong-giua-long-ha-noi-ty-phu-nhieu-khong-ke-xiet-a328708.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Về làng

    Về làng "tỷ phú" nghe chuyện buôn đồng nát

    (ĐSPL) – Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, bằng nghề buôn đồng nát, người dân ở xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu (Nghệ An) xây được hàng trăm căn biệt thự và mua rất nhiều ô tô