+Aa-
    Zalo

    Lần đầu tiên học sinh THPT sẽ được học môn Âm nhạc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thay vì chỉ dạy ở tiểu học và THCS như hiện nay, Âm nhạc sẽ được đưa vào bậc THPT.

    Thay vì chỉ dạy ở tiểu học và THCS như hiện nay, Âm nhạc sẽ được đưa vào bậc THPT.

    Chương trình cũng được hoàn thiện về nội dung dạy học khi lần đầu tiên nội dung nhạc cụ và hợp xướng được đưa vào chương trình.

    Chương trình vừa có nội dung tích hợp (lý thuyết âm nhạc), vừa có nội dung phân hóa (nhạc cụ); vừa là môn học bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9), vừa là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Chương trình có hướng mở, để tác giả SGK và giáo viên vận dụng linh hoạt, tránh quá tải.

    Hình minh họa

    Chương trình tập trung phát triển năng lực thẩm mỹ và năng lực âm nhạc, với 4 thành phần: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc.

    Chương trình có những đổi mới về phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, ví dụ đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay, bộ gõ cơ thể, hát bè,...

    Chương trình có điều chỉnh tên một vài nội dung, ví dụ: hát, đọc nhạc, thường thức âm nhạc, câu chuyện âm nhạc,...

    Ban soạn thảo lý giải, học nhạc cụ làm bối cảnh học tập trở nên đa dạng hơn, vừa giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc (nghe, hát, đọc nhạc) và năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, vừa để giảm bớt lý thuyết, tăng cường thực hành và nâng cao tính ứng dụng.

    Thông qua nhạc cụ, môn học giúp học sinh được học bằng đa giác quan, có thể tận hưởng tiết học Âm nhạc một cách thú vị, nâng cao sự trải nghiệm âm nhạc, thể hiện cảm xúc theo những cách khác nhau, khác với cách hát thông thường.

    Nhiều học sinh không có khả năng ca hát, một số em đến độ tuổi 12-14 thường bị vỡ giọng, nhạc cụ sẽ là phương tiện để các em học tập và thể hiện bản thân.

    Học nhạc cụ còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế, thông qua việc học những nhạc cụ Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài.

    Dự thảo chương trình Âm nhạc sắp được công bố cùng với các môn học khác để lấy kiến rộng rãi dư luận trước khi ban hành. Theo nghị quyết của Quốc hội, chậm nhất từ năm học 2020-2021 chương trình, sách giáo khoa mới được áp dụng đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022-2023 đối với cấp THPT.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lan-dau-tien-hoc-sinh-thpt-se-duoc-hoc-mon-am-nhac-a216475.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan