+Aa-
    Zalo

    Làm thế nào để sống hạnh phúc đến 100 tuổi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Làm thế nào để có thể sống hạnh phúc đến khi trăm tuổi, không bị tra tấn bởi bệnh tật hay phiền não là điều ai cũng muốn biết.

    Làm thế nào để có thể sống hạnh phúc đến khi trăm tuổi, không bị tra tấn bởi bệnh tật hay phiền não là điều ai cũng muốn biết. Hãy lắng nghe chia sẻ từ những cụ già trong câu lạc bộ trăm tuổi.

    Tại những nước có nền chăm sóc y tế phát triển như Nhật Bản, Anh, Mỹ... số người già sống tới 100 tuổi đang tăng dần theo năm. Ví dụ như ở Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia tính được số người từ 100 tuổi trở lên đã tăng gấp 4 lần trong hai thập kỷ qua, và câu lạc bộ trăm tuổi của họ hiện có 14.570 thành viên. Vào năm 2015, 850 người đạt đến 105 tuổi, và nhìn chung, tuổi thọ trung bình đã tăng 13 tuần mỗi năm kể từ đầu những năm 1980 cho nam giới và 9,5 tuần mỗi năm cho nữ giới.

    Mọi người thường tò mò về cách chăm sóc sức khỏe trong sinh hoạt hằng ngày của họ, chẳng hạn như không hút thuốc, ít uống rượu, ăn uống ngủ nghỉ... mà ít khi quan tâm hỏi họ xem cách sống cho tốt, cho hạnh phúc là gì?

    Dưới đây là kết quả cuộc thăm dò về bí mật sống thọ và hạnh phúc của những người trăm tuổi qua 2 câu hỏi: Điều các cụ thích nhất là gì? Điều họ hối tiếc nhất?

    Đối với cụ bà Joyce Fisher, 101 tuổi, thì điều cụ thích nhất chính là công việc cụ đã làm: Một thư kí bán hàng trong ngành kinh doanh ngô ở Norfolk trong suốt thế chiến II. Cụ cũng ước rằng mình được đi du lịch nhiều hơn nữa khi còn trẻ, mặc dù cụ đã cùng chồng dành 8 tuần lễ liền để theo một đoàn du lịch carnavan đi khắp châu Âu. Những điều mà cụ hối tiếc nhất đó là đã không biết nhiều về cha mình: "Tôi ước gì tôi đã hỏi mẹ để biết nhiều hơn về cha mình. Tôi chưa bao giờ hỏi bà về quá khứ của gia đình. Khi còn trẻ, bạn không quan tâm. Nhưng khi bạn đã già đi như tôi thì chẳng còn ai để mà hỏi nữa."

    Cuộc đời rất đẹp, hãy hưởng thụ nó.

    Lời khuyên của cụ dành cho những người trẻ tuổi là: "Không phải quá lo lắng về nhiều việc, bạn chỉ có một mình do vậy không thể lo hết mọi thứ. Nhìn tổng thể cuộc đời mình, tôi đã rất vui vẻ, do vậy tôi hưởng thụ nó. Cuộc đời con người giống như một chuyến dạo chơi ngắn ngủi, do vậy hãy sống theo đúng cách mà bạn mong muốn."

    Điều cụ Joyce muốn nhấn mạnh là đừng nên lãng phí thời gian: "Dù có ai nói gì đi nữa thì tôi vẫn thấy rằng mình có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Trước khi gặp chồng tôi, tôi đã từng đính hôn rồi hủy hôn. Còn chồng tôi thì đã có gia đình nhưng ông ấy không thấy hạnh phúc. Hai người bất hạnh phúc tôi gặp nhau và đã làm cho nhau hạnh phúc."

    Cụ Joan Willett, 101 tuổi, chưa từng lập gia đình hay có con. Người giáo viên về hưu này nói: "Tôi luôn tự hào! Dù không có con của riêng mình nhưng tôi đã dành rất nhiều thời gian cho con cái của người khác. Bạn trai ư? Ồ có chứ, nhưng tôi không cần thiết phải lập gia đình đúng không? Đôi khi tôi cũng đã từng muốn kết hôn, nhưng đó chỉ là những ý thích bất chợt, không mạnh mẽ đến nỗi phải thực thi nó."

    Khi được hỏi rằng có mối quan hệ nào từng làm cụ cảm thấy lãng phí thời gian hay không, cụ nói: "Cũng có, nhưng tôi không cho rằng mình đã mất nhiều thời gian. Hình như một hoặc hai người gì đó... tôi không nhớ rõ nhưng tôi ước là mình chưa từng bao giờ gặp họ. Bởi như bạn biết đấy, bạn càng sống thì mới càng thấy được có nhiều người không giống như vẻ ngoài của họ."

    Cụ Joan đã sống ở nhà dưỡng lão được 20 năm nay. Dù đã hơn trăm tuổi, nhưng cụ vẫn khá nhanh nhẹn và hoạt bát. Nhìn cụ già trông trẻ hơn tuổi thật 20-30 năm này không ai nghĩ cụ từng bị lên ba cơn đau tim tưởng chết và hiện vẫn đang sống với một cái van tim thay thế. Ngày nào cụ cũng đi dạo bãi biển hoặc đi thăm bạn bè. Thính lực vẫn còn tốt chỉ có thị lực bị suy giảm, cụ Joan vẫn đọc báo điện tử mỗi ngày, cụ đã học được sử dụng máy tính ở tuổi 88.

    "Tôi nghĩ việc quan tâm đến mọi thứ đang diễn ra là điều rất quan trọng. Tuy cũng không hiểu hết tất cả những cái đó nhưng tôi nghĩ là mình nên giành cho nó sự quan tâm", cụ nói.

    Cụ Joan sinh ra ở Hastings vào năm 1916. Cha cụ, lúc đó đang chiến đấu ở Pháp, đã không gặp con gái mình cho đến khi cụ được 2 tuổi. Mẹ cụ làm việc trong một cửa hàng tạp hóa và cụ Joan đã được bà nội nuôi lớn. Khi thế chiến II bùng nổ, Joan lúc đó vừa tốt nghiệp trung học và trải qua khóa đào tạo để trở thành giáo viên, đã chọn ở lại ở London để dạy học thay vì đi sơ tán. Trải nghiệm về khoảng thời gian đó luôn khắc sâu trong cụ. Theo cụ, chiến tranh dù rất đáng sợ, "nhưng về mặt nào đó lại cũng rất thú vị".

    "Sau này nghĩ lại, tôi cảm thấy chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thua trong cuộc chiến tranh này. Với tâm thế như vậy, chúng tôi dễ dàng đối đầu với mọi khó khăn, gian khổ hàng ngày. Đúng là có chút mệt mỏi với khoảng thời gian 9 tháng bị không kích. Học sinh của tôi rất mệt mỏi khi đi học. Niềm tin chiến thắng đã trở thành một phần trong cuộc sống của bạn và không có gì khiến nó thay đổi được. Thực phẩm hồi đó vô cùng khan hiếm. Vì sao giờ tôi không thích ăn củ cải? Bởi vì chúng tôi đã phải thường xuyên ăn chúng trừ bữa. Khi đó, tất cả mọi người đều trồng củ cải để ăn."

    Sau chiến tranh, cụ Joan đã trở lại Hastings và dạy học cho đến khi nghỉ hưu.

    Có điều gì mà cụ ước mình đã làm được ư?

    "Tôi đã từng rất muốn được học đại học. Tôi cũng thích đi du lịch, nhìn thấy nhiều nơi trên thế giới này. Tôi đã thăm một số nước ở Châu Âu nhưng bằng những kì nghỉ trọn gói. Tôi ước là mình đã học chơi golf sớm hơn."

    Có điều gì mà cụ mong rằng mình đã không mất nhiều thời gian đến thế không?

    "Tôi không nghĩ có điều này. Tôi đã chỉ làm những điều mình muốn. Tôi thích được ra khỏi cửa. Tôi chơi quần vợt, golf, bóng quần. Người ta không nên ngồi một chỗ để thời gian trôi qua. Tôi nghĩ mình nên liên tục làm việc, liên tục di chuyển. Con người đã được thượng đến ban cho bộ não đặc biệt, vậy hãy sử dụng nó cho thật tốt."

    "Bạn đã được thượng đế ban cho một bộ não đặc biệt, vậy hãy sử dụng nó cho tốt".

    Cách đạt được hạnh phúc, mà theo cụ Joan là tốt cho cả tinh thần và thể chất của con người, là cần phải có lòng biết ơn: Cần phải biết ơn những gì mà cuộc đời mang lại cho mình

    "Trước khi đi ngủ, tôi thường kiểm lại một ngày của mình để xem điều tốt đẹp nhất đã đến với mình hôm nay là gì? Đó có thể là cái mà tôi đã nhìn thấy, hoặc nghe thấy hay bản thân đã hoàn thành. Việc đó đã trở thành thói quen của tôi."

    Một điều khiến cụ đau lòng nhất là khi thấy ai đó hay "tỏ ra vô ơn".

    (Còn tiếp)

    Theo theguardien

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-the-nao-de-song-hanh-phuc-den-100-tuoi-a200302.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan