+Aa-
    Zalo

    Làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Suy thận mạn là sự suy giảm chức năng thận. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi đã ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh

    Suy thận mạn là sự suy giảm chức năng thận. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi đã ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

    Để tìm hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa và điều trị suy thận mạn, vào lúc 14h00 ngày 13/10/2016, trang web tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến chủ đề “Làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mạn?”, với sự tham gia của BSCKII Trần Quang Đạt – Nguyên Trưởng Khoa Châm cứu và các biện pháp không dùng thuốc – Đại học Y Hà Nội. Để được tư vấn, quý bạn đọc có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY ngay từ bây giờ.

    Các yếu tố nguy cơ gây suy thận mạn

    Theo thống kê, có nhiều yếu tố nguy cơ gây suy thận mạn, trong đó đái tháo đường được xem là mối nguy hại hàng đầu, do đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

    Nguyên nhân thứ hai là do tăng huyết áp không được kiểm soát gây hủy hoại các mạch máu tại thận, hậu quả là suy thận. Một nguyên nhân khác là bệnh viêm cầu thận cũng có thể gây suy thận nếu không được điều trị triệt để.

    Ngoài ra, các bệnh lý khác như sỏi thận, lupus ban đỏ, hội chứng thận hư,… đều có thể gây suy thận.

    Những triệu chứng cần biết của suy thận mạn

    Độ suy thận mạn tương ứng với mức độ tổn thương thận và thể hiện bằng các triệu chứng lâm sàng. Nếu thận tổn thương ít thì các triệu chứng cũng sẽ xuất hiện ít hơn. Ở một mức độ suy thận nhất định, cơ thể sẽ gặp các triệu chứng: rối loạn chức năng tiểu tiện; buồn nôn, ăn không ngon, người mệt mỏi; các vấn đề giấc ngủ, tâm-thần kinh, chuột rút; sưng phù chân và mắt cá chân; ngứa dai dẳng,…

    Những biến chứng nguy hiểm từ suy thận mạn

    Suy thận mạn là hội chứng xảy ra khi chức năng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng theo thời gian. Khi tiến triển đến giai đoạn nặng, nếu không được tích cực điều trị, bệnh nhân sẽ bị tử vong do các biến chứng.

    Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể kể đến như: sưng phù ở tay, chân; tăng huyết áp, tăng đột ngột nồng độ kali trong máu, làm giảm chức năng tim, đe dọa tính mạng, thiếu máu, yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương; giảm khả năng tình dục.

    Suy thận mạn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống

    Cách phòng ngừa và điều trị suy thận mạn tính

    Hiện nay, việc điều trị suy thận được tiến hành theo 2 hướng: điều trị bảo tồn (sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý) và điều trị thay thế (chạy thận, lọc máu, ghép thận). Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, ghép thận là biện pháp tối ưu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn kém và khả năng biến chứng cao sau phẫu thuật.

    Để phòng ngừa nguy cơ dẫn đến suy thận, người bệnh cần thực hiện theo những gợi ý sau đây:

    - Điều trị triệt để và tránh tái phát sỏi thận vì sỏi thận là nguyên nhân có thể gây suy thận.

    - Bệnh nhân tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần uống thuốc đúng theo liệu trình của bác sĩ.

    - Với trường hợp nước tiểu đục, tiểu đêm, tiểu ra máu, đau lưng, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chính xác bệnh.

    - Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khoẻ, ổn định huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

    Dùng sản phẩm thảo dược:

    Tại Việt Nam, để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị suy thận mạn, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm thảo dược an toàn và cho hiệu quả bền vững. Tiêu biểu là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành, kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương… Sản phẩm giúp bảo vệ thận, cải thiện chức năng thận, ngăn ngừa sự phá hủy thận; phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và làm chậm tiến trình suy thận; kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu; giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận.

    Các phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả bệnh suy thận sẽ được chuyên gia tư vấn trong chương trình giao lưu trực tuyến ngày 13/10/2016 tới đây. 

    Để hiểu rõ hơn về phương pháp phòng ngừa và điều trị suy thận với sự tư vấn của BSCKII Trần Quang Đạt, có nhiều cách thức tham gia chương trình cho bạn lựa chọn:

    1. Hãy theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến vào lúc 14h00 ngày 13/10/2016 tại website: tuvansuckhoe24h.com.vn.

    2. Đặt câu hỏi TẠI ĐÂY

    3. Cung cấp cho chương trình số điện thoại cầm tay của bạn và tóm tắt câu hỏi bạn muốn gửi tới chuyên gia để có cơ hội được kết nối trực tiếp với BSCKII Trần Quang Đạt.

    Thực phẩm chức năng Ích Thận Vương hân hạnh tài trợ chương trình này!

    Đăng Dương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-gi-de-phong-ngua-nguy-co-mac-suy-than-man-a165570.html
    Hỏi đáp về bệnh suy thận

    Hỏi đáp về bệnh suy thận

    Bạn bị suy thận mạn độ 3, việc điều trị đang có kết quả nhưng ngay từ bây giờ, bạn cần có kế hoạch điều trị bảo tồn lâu dài

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hỏi đáp về bệnh suy thận

    Hỏi đáp về bệnh suy thận

    Bạn bị suy thận mạn độ 3, việc điều trị đang có kết quả nhưng ngay từ bây giờ, bạn cần có kế hoạch điều trị bảo tồn lâu dài