+Aa-
    Zalo

    Lái xe vi phạm nồng độ cồn, bỏ xe, không ký biên bản sẽ bị xử lý ra sao?

    (ĐS&PL) - Khi tài xế vi phạm nồng độ cồn mà bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng đối với tổ chức về hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực thi công vụ.

    Thời gian vừa qua, nhiều người dân thắc mắc, trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn, nhưng bỏ xe, không chịu ký vào biên bản của CSGT thì bị sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Theo tờ Pháp luật TP.HCM, luật sư Trịnh Công Minh, Đoàn Luật sư TP.HCM cho hay, Căn cứ Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021), người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt 2-8 triệu đồng (đối với xe máy) và 6-40 triệu đồng (đối với ô tô).

    Nếu người vi phạm cố tình không ký vào biên bản, lực lượng chức năng hoàn toàn có quyền lập hồ sơ, biên bản xử lý nếu chứng minh tài xế không hợp tác. Việc chứng minh thông qua hình ảnh, video, mời người làm chứng (đại diện chính quyền địa phương, nhân chứng tại thời điểm đó)…

    Đồng thời, khi tài xế vi phạm nồng độ cồn mà bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng đối với tổ chức về hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực thi công vụ (theo khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021).

    Như vậy, khi vi phạm nồng độ cồn mà bỏ xe, không ký vào biên bản thì người vi phạm vẫn sẽ bị xử phạt, thậm chí còn bị xử phạt thêm lỗi khác như đã nêu trên.

    lai xe vi pham nong do con bo xe khong ky bien ban se bi xu ly ra sao
    Khi tài xế vi phạm nồng độ cồn mà bỏ xe, không ký vào biên bản vi phạm có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng đối với tổ chức về hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực thi công vụ. Ảnh minh họa

    Trong khi đó, luật sư Trương Văn Tuấn, Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn cho hay, theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm thì tổ trưởng tổ CSGT mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 1 người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản.

    Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì cán bộ CSGT phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận vụ việc và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt. Như vậy, trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính đáp ứng đầy đủ điều kiện trên thì việc cá nhân, tổ chức bỏ phương tiện lại, trốn tránh ký vào biên bản xử phạt thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực và họ vẫn phải nộp phạt.

    Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, điều 5, Thông tư số 18/2023/TT-BTC, khi có quyết định xử phạt mà người vi phạm cố tình không chấp hành, nếu quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

    Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

    Theo luật sư Tuấn, về chế tài hình sự, đối với trường hợp người vi phạm nồng độ cồn không những không chấp hành ký vào biên bản mà còn có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "chống người thi hành công vụ" được quy định tại điều 330 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lai-xe-vi-pham-nong-do-con-bo-xe-khong-ky-bien-ban-se-bi-xu-ly-ra-sao-a605414.html
    Khống chế đối tượng vi phạm nồng độ cồn, hành hung cán bộ CSGT

    Khống chế đối tượng vi phạm nồng độ cồn, hành hung cán bộ CSGT

    Sau khi xác định mức độ vi phạm nồng độ cồn của nam thanh niên, cơ quan chức năng đã yêu cầu lập biên bản thì đối tượng này tỏ thái độ chống đối, không xuất trình giấy tờ. Đồng thời chửi bới với thái độ bất hợp tác, đỉnh điểm còn vung tay tát mạnh vào mặt cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khống chế đối tượng vi phạm nồng độ cồn, hành hung cán bộ CSGT

    Khống chế đối tượng vi phạm nồng độ cồn, hành hung cán bộ CSGT

    Sau khi xác định mức độ vi phạm nồng độ cồn của nam thanh niên, cơ quan chức năng đã yêu cầu lập biên bản thì đối tượng này tỏ thái độ chống đối, không xuất trình giấy tờ. Đồng thời chửi bới với thái độ bất hợp tác, đỉnh điểm còn vung tay tát mạnh vào mặt cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    TP.HCM: Đơn vị có cán bộ vi phạm nồng độ cồn, lãnh đạo sẽ phải tự kiểm điểm

    TP.HCM: Đơn vị có cán bộ vi phạm nồng độ cồn, lãnh đạo sẽ phải tự kiểm điểm

    Sở Nội vụ TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu Công an thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc cung cấp thông tin các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đang công tác tại cơ sở. Đồng thời đề nghị lãnh đạo các đơn vị phải tự kiểm điểm nếu có người vi phạm.