(ĐSPL) - Lãi suất tiết kiệm hiện nay của các ngân hàng là bao nhiêu? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Báo ĐSPL xin đăng tải chi tiết lãi suất tiết kiệm của từng ngân hàng để bạn đọc tiện theo dõi. Dưới đây lãi suất tiết kiệm Vietcombank.
Gửi tiết kiệm là hoạt động thường xuyên của nhiều người dân. Vấn đề ở đây là gửi ngân hàng nào, kỳ hạn trong bao lâu và… khuyến mãi thế nào. Vào thời điểm này, chênh lệch lãi suất tiết kiệm giữa ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn không còn cao như trước. Dù vậy, biểu lãi suất của các ngân hàng nhỏ vẫn nhỉnh hơn so với các "ông lớn". Nhiều khách hàng vẫn quan tâm và ưu tiên lựa chọn gửi tiền ở những ngân hàng có lãi suất cao.
Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, để đảm bảo tính an toàn cao nhất cho số tiền gửi, khách hàng vẫn nên chọn gửi tiền tại những ngân hàng lớn, uy tín, có bề dày lịch sử.
Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương VN (Vietcombank) (nguồn tư liệu: Vietcombank.com)
Kỳ hạn | VND | EUR | USD |
Tiết kiệm | |||
Không kỳ hạn | 0,50\% | 0,01\% | 0,10\% |
7 ngày | 1,00\% | ||
14 ngày | 1,00\% | ||
1 tháng | 4,00\% | 0,10\% | 0,75\% |
2 tháng | 4,30\% | 0,10\% | 0,75\% |
3 tháng | 4.50\% | 0,20\% | 0,75\% |
6 tháng | 5,00\% | 0,30\% | 0,75\% |
9 tháng | 5,40\% | 0,40\% | 0,75\% |
12 tháng | 6,00\% | 0,50\% | 0,75\% |
24 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
36 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
48 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
60 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
Tiền gửi có kỳ hạn | |||
1 tháng | 4,00\% | 0,10\% | 0,75\% |
2 tháng | 4,30\% | 0,10\% | 0,75\% |
3 tháng | 4,50\% | 0,20\% | 0,75\% |
6 tháng | 5,00\% | 0,30\% | 0,75\% |
9 tháng | 5,40\% | 0,40\% | 0,75\% |
12 tháng | 6,00\% | 0,50\% | 0,75\% |
24 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
36 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
48 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
60 tháng | 6,20\% | 0,80\% | 0,75\% |
Ghi chú:
Cơ sở tính lãi là 360 ngày.
Lãi được tính trên số ngày thực tế
Trước khi gửi tiết kiệm ngân hàng khách hàng nên cân nhắc xem nhu cầu của mình sẽ phù hợp với việc gửi ngắn hạn hay dài hạn. Nếu bạn không chắc chắn về nhu cầu sử dụng của bản thân thì nên gửi ngắn hạn. Vì nếu bạn gửi dài hạn mà bạn rút tiền gấp khi chưa đến thời kỳ đáo hạn, bạn sẽ nhận lãi suất tiền gửi rất thấp hoặc không có lãi.
Tuy nhiên, khi bạn sắp xếp được kế hoạch chi tiêu hợp lý và muốn gửi dài hạn trên một năm để có mức lãi suất tốt, đến thời hạn, bạn phải đến ngân hàng để làm thủ tục tất toán.
Video: "Sốc" với đề xuất hạ lãi suất tiền gửi xuống còn 1\%/năm.
Trường hợp muốn gửi tiếp thì bạn cũng nên đến làm thủ tục đáo hạn. Điều này vừa giúp bạn có thể kiểm soát được số tiền gốc và lãi của mình sau mỗi kỳ hạn gửi, đồng thời có thể thương lượng lại với ngân hàng để hưởng mức lãi suất mới có lợi hơn, tránh trường hợp như của bà Lê Thị Bích Thuỷ (TP HCM) gửi tiết kiệm nhưng không đến rút, để kéo dài tới hơn 30 năm. Đến khi làm thủ tục tất toán chỉ nhận được cả gốc lẫn lãi 4.385 đồng do sự trượt giá vì lạm phát và Việt Nam trải qua các kỳ đổi tiền.
Với sự biến động của thị trường hiện nay, chuyên gia tài chính cũng cho lời khuyên: khách hàng không nên "bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Và tùy vào nhu cầu chi tiêu cũng như khả năng tài chính, khách hàng nên gửi tiết kiệm ít nhất ở 2 sổ, với kỳ hạn khác nhau.
Vì hiện rất nhiều ngân hàng quy định nếu khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn sẽ bị tính lãi suất không kỳ hạn. Tuy một số ít ngân hàng vẫn tính lãi suất tiết kiệm theo thời gian thực gửi, khách hàng rút trước hạn sẽ bị thiệt do mức chênh lệch khá lớn giữa lãi suất kỳ hạn dài và ngắn như hiện nay.
Ngọc Anh (Tổng hợp)