MYTS là cuộc thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ của Việt Nam do Hội Toán học Việt Nam tổ chức lần đầu tiên năm 2016. Vừa qua, một số chuyên gia Toán học đã phát hiện ra sự trùng lặp đến lạ lùng trong đề thi của MYTS với đề thi Toán Quốc tế. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Lịch sử ra đời
Cuộc thi Tìm kiến tài năng Toán học – MYTS được khởi nguồn do Trung Tâm Hexagon tổ chức vào năm 2015. Để mở rông quy mô cuộc thi đóng phí (300.000VND/thí sinh) từ năm 2016 Hexagon đã phối hợp với Hội Toán học Viêt nam tổ chức thi MYTS tại 5 địa điểm là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Thanh Hóa và Nghệ An với chính danh đơn vị tổ chức thi là Hội Toán học Việt nam. Hexagon từ đơn vị khởi xướng trở thành đơn vị phối hợp tổ chức, tham gia Hội đồng ra đề thi và truyền thông trên website http://www.hexagon.edu.vn/myts.html
Sự giống nhau đến kỳ lạ bài toán bóng đá của MYTS với APMOPS
Sẽ không có điều gì đáng nói nếu như MYTS có quy trình ra đề thi và tổ chức thi theo các chuẩn mực của một kỳ thi Olympic. Tuy nhiên bước đầu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện một số bài toán của MYTS giống đến lạ lùng đề thi từ các cuộc thi Toán Quốc tế.
Điển hình nhất là sự giống nhau đến kỳ lạ giữa bài số 6 đề thi khối lớp 6 vòng 2 của “MYTS 2016” do Hội Toán học Việt Nam tổ chức ngày 2/4/2016 và bài số 15 trong đề thi Olympic Toán Châu Á-Thái Bình Dương (APMOPS 2015) do Học viện Hwa Chong Singapore tổ chức ngày 11/4/2015.
Problem 15 (APMOPS 2015) As shown in the diagram, a soccer ball is made of 32 patches of leather. Each black patch is a pentagon adjacent to 5 white patches. Each white patch is a hexagon adjacent to 3 black and 3 white patches. How many white patches are there altogether?
Dịch: Hình vẽ là một quả bóng đá được làm từ 32 miếng da. Mỗi miếng màu đen là một ngũ giác tiếp xúc với 5 miếng màu trắng. Mỗi miếng màu trắng là một lục giác tiếp xúc với 3 miếng đen và 3 miếng trắng. Hỏi có tất cả bao nhiêu miếng màu trắng?
Bài 6 đề thi khối 6 vòng 2 MYTS năm 2016
Sau khi phát hiện sự giống nhau, phóng viên đã nhờ sự trợ giúp của chuyên gia toán học, đọc thêm các bài khác trong đề thi MYTS 2016, MYTS 2017 và MYTS 2018 thì thấy có nhiều bài khối lớp 5; 6 và 7 nhiều đề giống nhau đến lạ lùng với các đề thi quốc tế như: PMWC; IKMC; APMOPS; AMC; IMSO; XIMC; IMAS; WMTC....
Trước sự giống nhau đến kỳ lạ trên, chúng tôi xin trợ giúp từ chuyên gia Toán học đã từng đào tạo hàng trăm học sinh phổ thông đoạt giải Toán Quốc tế thì nhận được giải thích: “Các dạng Toán Phổ thông dù mênh mông cũng chỉ là hữu hạn nên Ban Tổ chức (BTC) ra đề thi năm sau có thể tham khảo học hỏi các đề thi đã ra trước. Thế nhưng việc giống y chang bài Bóng đá MYTS 2016 từ bài Bóng Đá APMOPS 2015 là việc làm hy hữu trên thế giới. Việc “giống nhau đến lạ lùng” này không những hủy hoại danh tiếng của Hội Toán học Việt Nam mà còn làm ảnh hưởng đến danh dự của toàn ngành giáo dục Việt Nam”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết: Hexagon là đơn vị chuyên ôn luyện các học sinh tham dự các kỳ thi APMOPS từ năm 2012 và đề thi APMOPS không được công bố ngay công khai mà chỉ một số ít đơn vị luyện thi APMOPS mới có được. Phải chăng bài toán Bóng đá MYTS 2016 đã được Hexagon cho mình quyền thụ hưởng từ bài Bóng Đá APMOPS 2015, phải chăng vì ít người biết nên đã “thụ hưởng” sâu tới mức y chang trong MYTS 2016.
Sự giống nhau giữa 3, 14 và 12, 13 được đánh dấu trên hình. |
Công luận, bạn đọc và phụ huynh học sinh đang cần sự giải thích của Hội Toán học Việt Nam về sự giống nhau của 2 bài toán nói trên.
Ngoài ra khi vào website của Hexagon chúng tôi còn thấy ngay có nhiều khóa học ôn luyện thi các khối lớp 5,6,7 http://www.hexagon.edu.vn/gioi-thieu/khoa-hoc.html.
Chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc vấn đề này trong những số sau.
Trần Linh/Khỏe 365