+Aa-
    Zalo

    Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Mách thí sinh cách làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lý đạt điểm cao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Địa lí được đánh giá là môn thi “dễ ăn điểm” trong tổ hợp Khoa học xã hội, tuy nhiên khi làm bài các thí sinh không được chủ quan.

    Địa lí được đánh giá là môn thi “dễ ăn điểm” trong tổ hợp Khoa học xã hội, tuy nhiên khi làm bài các thí sinh không được chủ quan. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Địa lý.

    Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa lý

    Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Địa lý năm 2019 của Bộ GD-ĐT.

    Theo đề thi tham khảo môn Địa lý của Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lý lớp 11 (10%)  và lớp 12 (90%). So với năm 2018, đề thi tham khảo 2019 được đánh giá dễ hơn.

    Những câu hỏi tập trung vào các chuyên đề sau:

    • Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Bên cạnh đó các thí sinh cần lưu ý những
    • Địa lí Khu vực và Quốc gia: thuộc chương trình lớp 11 ở mức độ thông hiểu và khá gần gũi với thí sinh
    • Địa lí tự nhiên: Câu hỏi tập trung vào vấn đề vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và bảo vệ đất ở đồng bằng.
    • Địa lí dân cư: Câu hỏi tập trung vào dân cư và đô thị hóa ở Việt Nam
    • Địa lí ngành kinh tế: Các câu hỏi thuộc chuyên đề ngành nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, giao thông vận tải, biển đảo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ...
    • Địa lí vùng kinh tế: Câu hỏi trải đều ở các chuyên đề vềcác vùng kinh tế của cả nước và cả vấn đề vùng kinh tế trọng điểm.
    • Câu hỏi thực hành các kĩ năng Địa lí: Chỉ cần khai thác tốt Atlat  bạn có thể tránh được điểm liệt môn này

    Mẹo làm bài thi trắc nghiệm Địa lý đạt điểm cao

    Tận dụng tối đa Atlat khi làm bài trắc nghiệm môn Địa lý. 

    Phân bổ thời gian hợp lý: Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Địa lí là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi. Thời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng hơn 1 phút. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà thí sinh vẫn chưa tìm ra đáp án, thì hãy bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ hơn, tạo cơ hội “quay vòng” để làm lại các câu hỏi khó khác lần thứ hai.

    Dễ trước khó sau: Cũng giống như các môn thi trắc nghiệm khác, khi làm bài thi môn Địa lí các thí sinh hãy đọc kỹ một lượt các câu hỏi, cảm thấy câu nào dễ thì nhanh chóng làm ngay, càng làm được nhiều câu dễ “tâm lý” làm bài của các em sẽ càng thoải mái hơn.

    Dùng kỹ năng loạt trừ: Đối với những câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm ra được đáp án đúng hãy sử dụng kỹ năng phỏng đoán – loại trừ đi một số phương án gây nhiễu để tìm cho mình được đáp án đúng nhất. Tuyệt đối không được bỏ trống bất kì câu hỏi nào.

    Sử dụng Atlat:  Atlat là tài liệu được phép sử dụng trong phòng thi, vì vậy nếu không nhớ một câu lý thuyết nào đó, em hãy sử dụng Atlat một cách triệt để để tìm được câu trả lời đúng.

    Thanh Tùng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-thi-thpt-quoc-gia-2019-mach-thi-sinh-cach-lam-bai-thi-trac-nghiem-mon-dia-ly-dat-diem-cao-a279210.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan