Ngoài việc bố vợ rửa chân cho con rể trong lễ cưới, nhà gái còn phải "bồi thường" sính lễ cho nhà trai.
Phụ nữ ngày nay có địa vị xã hội cao hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng ở đất nước Nepal. Gia đình có con gái không những không được phép "thách cưới" mà còn phải "bồi thường" sính lễ cho nhà trai.
Trong mắt người Nepal, hôn nhân là điều thiêng liêng, tốt đẹp mà Thượng đế ban cho con người. Trong ngày thành thân, cô dâu nhất định phải che mặt bằng khăn voan đỏ, bôi "chu sa" (phẩm mầu may mắn) trên trán. Nếu người chồng không may mất sớm, sau này họ sẽ luôn phải bôi chu sa vàng.
Tập tục cưới kỳ lạ của người Nepal |
Trong hôn lễ, bố vợ phải rửa chân cho con rể, sau đó đặt chân con gái mình vào sát bên rồi tuyên bố hai cha con không còn quan hệ gì nữa. Con gái giờ đã là người của nhà khác. Tiếp đó, người cha sẽ đặt tay con gái vào tay chú rể, rưới nước mục sư ban cho lên tay hai con.
Ở nơi này, phụ nữ góa chồng hầu như không có cơ hội tái hôn. Chỉ có một số ít phụ nữ thượng lưu được phép tái giá. Ví như trường hợp công chúa Nepal 30 tuổi vừa thông qua mạng xã hội tìm kiếm bạn trăm năm sau khi người chồng qua đời vì bạo bệnh.
Người Nepal thường chọn khu đất trống ở sân để tổ chức đám cưới. Họ dựng một chiếc cổng cưới thật lớn, vô cùng long trọng, hoàng tráng. Cổng cưới mang ý nghĩa hai vợ chồng cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nó không có vách chắn, biểu đạt ý cởi mở với quan khách, chào mừng họ đến với lễ cưới.
Người phụ nữ vẫn không được trọng thị trong xã hội Nepal |
Trong lễ cưới ngày nay, chú rể thường mặc đồ Tây chỉnh tề, đội mũ, cổ đeo vòng hoa. Cô dâu mặc váy cưới màu đỏ, đeo khăn voan cùng màu. Mục sư ngồi trước mặt, đốt lửa thánh, cầu nguyện cho họ. Sau đó, tân lang tân nương rắc ba hạt gạo lên đầu nhau, bày tỏ khát khao một tương lại sung túc, hạnh phúc.