+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ bộ tộc tắm gội, làm đẹp bằng... phân bò

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đối với người dân bộ tộc Mundari, bò được coi là "vua gia súc". Họ thường tắm gội bằng nước tiểu bò để kháng khuẩn và nhuộm tóc.

    Đối với người dân bộ tộc Mundari, bò được coi là "vua gia súc". Họ thường tắm gội bằng nước tiểu bò để kháng khuẩn và nhuộm tóc.

    Với người Mundari, ở Nam Sudan, bò là con vật rất quan trọng trong đời sống và là tài sản quý giá. Những con bò ở đây được gọi là Ankole-Watusi, loại gia súc được coi là “vua động vật”.

    Bò không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, còn là tài sản quý, thể hiện địa vị của mỗi gia đình và trở thành món hồi môn đáng giá.

    Cuộc sống của người Mundari xoay quanh việc chăn bò và chăm sóc gia súc. Những con bò trưởng thành trị giá tới 500 USD. Mỗi năm ở Nam Sudan có khoảng 350.000 con bò bị đánh cắp và hơn 2500 người bị giết vì tội ăn trộm gia súc.

    Bởi vậy, có thể hiểu tại sao người Mundari lại nâng niu, chăm sóc những con vật này đến vậy. Bò không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, còn là tài sản quý, thể hiện địa vị của mỗi gia đình và trở thành món hồi môn đáng giá.

    Những con vật được đối xử như thành viên trong gia đình. Khi đàn gia súc từ đồng cỏ trở về, chúng được ngủ chung cùng gia đình. Họ tắm cho chúng bằng tro để chống côn trùng cắn về đêm và dọn chỗ ấm áp để đàn gia súc nghỉ ngơi.

    Người Manduri tận dụng mọi thứ liên quan tới nó, thậm chí cả nước tiểu và phân. Những người đàn ông sử dụng nước tiểu bò dội lên đầu để biến mái tóc mình thành màu hoe vàng.

    Trong khi đó, những người phụ nữ sẽ trát tro phân bò lên mặt. Họ tin rằng, loại tro này giống như một loại chất khử trùng tự nhiên giúp làn da không bị côn trùng tấn công và tránh ánh nắng mặt trời.

    Một phụ nữ Mandari bôi đầy tro phân bò khô lên mặt để chống côn trùng và chống nắng.

    Nam Sudan được coi là nơi ổn định chính trị nhất châu Phi. Tuy nhiên, từng có những xung đột xảy ra ở quốc gia này đã cắt đứt bộ tộc Mundari ra khỏi phần còn lại của thế giới. Họ vẫn tiếp tục chăn dắt đàn gia súc bên bờ sông Nile và sống theo phong cách của bộ tộc mình từ xưa đến nay.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-bo-toc-tam-goi-lam-dep-bang-phan-bo-a345804.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan