+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ bộ tộc đàn ông trao đổi vợ thoải mái, không kết hôn với người ngoài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

    Người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

    Người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

    Bộ tộc Drokpa sinh sống trong thung lũng Dha-Hanu thuộc vùng Ladakh, nằm giữa Jammua và Kashmir - khu vực tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.

    Từ xa xưa, người Drokpa có truyền thống hôn nhau giữa đám đông và đổi vợ một cách thoải mái mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mọi người.

    Trong bộ tộc, nhiều nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương.

    Tuy nhiên, sau khi chính phủ Leh lên cầm quyền, phong tục này đã bị cấm do bị cho là hành vi không văn minh đối với người dân “đô thị”. Kể từ đó đến nay, người Drokpa chỉ duy trì văn hóa hôn và đổi vợ trong nội bộ cộng đồng và khi không có người ngoài.

    Người Drokpa khác biệt hoàn toàn với người Tạng - Miến cũng sống tại Ladakh cả về diện mạo, văn hóa, ngôn ngữ và cách tổ chức xã hội.

    Đàn ông và phụ nữ có dáng cao, có khuôn mặt ưa nhìn, mắt to sáng, môi dày, mũi thẳng và lông mày đậm rất dễ phân biệt. Chính vì vậy, để duy trì dòng máu thuần chủng của bộ tộc mình, họ không kết hôn với người ngoài.

    Âm nhạc, khiêu vũ, đồ trang sức, hoa và rượu lúa mạch là những sở thích tiêu biểu của người Drokpa. Nền văn hóa đặc sắc của họ được thể hiện qua những bộ trang phục và món đồ trang trí tinh tế trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Bonano diễn ra vào cuối mùa hè.

    Họ sinh sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu ôn đới thuận lợi, nên cây trồng ở đây quanh năm tươi tốt. Nguồn thu nhập chính của họ là từ việc buôn bán táo, nho, óc chó, mơ khô, dầu hạt mai và nhiều loại rau xanh khác.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-bo-toc-dan-ong-trao-doi-vo-thoai-mai-khong-ket-hon-voi-nguoi-ngoai-a345938.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan