+Aa-
    Zalo

    Kỳ bí lễ gọi hồn của người Giáy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lễ gọi hồn của người Giáy là một việc làm thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm lẫn nhau của người thân. Đối với con cháu thì đây là sự hiếu thảo với ông bà.

    Lễ gọi hồn của người Giáy là một việc làm thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm lẫn nhau của người thân. Đối với con cháu thì đây là sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
    Phong tục gọi hồn của người Giáy được diễn ra trong những trường hợp sau: ông bà, cha mẹ hoặc một người nào đó trong gia đình mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không đẫy giấc; người đi xa lâu ngày trở về; người vừa trải qua một sự việc, sự kiện nào đó làm cho "hồn bay phách lạc"; vừa có tang, hỏa hoạn hay thiên tai nào đó; ốm đau, mệt mỏi đi bói bảo là "hồn không ở thân"...
    Lễ gọi hồn này không tốn kém, một lễ có 1 con gà và một miếng thịt lợn, 3 lễ có 2 con gà và một thịt lợn, 5 lễ có 3 con gà, 1 con vịt, 1 đầu lợn và một con gà sống cho thầy mang về, 7 lễ có 4 con gà, 1 con vịt, 1 đầu lợn và 1 con gà sống cho thầy mang về. Ngoài ra còn có xôi màu, chai rượu trắng, ít vàng hương. Với những lễ nhỏ như 1 lễ, 3 lễ,  người Giáy thường xem ngay tot xau để tiến hành làm trong một buổi, còn lễ lớn như 5 lễ, 7 lễ phải làm cả ngày. Lễ gọi hồn có ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần, nếu con cháu mà tổ chức gọi hồn cho ông bà, cha mẹ thì đó là sự hiếu thảo của con cháu; nếu là gọi hồn cho một người nào đó trong gia đình thì đó là thể hiện trách nhiệm và tình yêu thương. Gọi hồn thực chất là thể hiện sự chăm lo cho nhau về mặt tinh thần của người thân, của họ hàng.
    Lễ gọi hồn là một việc vui, người thân, họ hàng đến đông đủ và tùy theo khả năng, mỗi người có thể đem đóng góp một thứ như: rượu, gà, hoa quả, bánh kẹo...Đặc biệt là lễ gọi hồn cho các cụ thì đó là một ngày hội của gia đình, của họ hàng. Mọi người vui vẻ, chúc các cụ khỏe mạnh, sống lâu. Trong bữa ăn có thể hát chúc thọ các cụ.
    Người đến làm lễ gọi hồn có thể là thầy mo, có thể là bà then trong làng hoặc cũng có thể là ở làng khác đến. Cái đó tùy vào từng gia đình, ông mo, bà then không bao giờ ghen tỵ nhau, cho nên người Giáy có câu:
    "Mo răn mo xý ảng
    Xàng răn xàng xý hy"
    (Mo gặp mo thì mừng
    Thợ gặp thợ thì chê).
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-bi-le-goi-hon-cua-nguoi-giay-a93664.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan