+Aa-
    Zalo

    Kỳ 8: Hiểm họa cát bẩn phá hủy công trình xây dựng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhu cầu về cát lớn đã khiến "gian thương" câu kết với "cát tặc" tạo ra một liên minh tinh quái để hình thành những khối cát kém chất lượng nhưng bán với giá cao.

    (ĐSPL) - Nhu cầu về cát lớn đã khiến "gian thương" câu kết với "cát tặc" tạo ra một liên minh tinh quái để hình thành những khối cát kém chất lượng nhưng bán với giá cao.

    Cơ chế hình thành con đỉa hai vòi

    Tiết lộ về địa bàn, nhiều chủ tàu cho chúng tôi biết về những nơi sôi động của nghề khai thác cát, theo đó những địa bàn giáp ranh như Sơn Tây - Ba Vì, Phúc Thọ - Đan Phượng, Đan Phượng - Mê Linh (Hà Nội), lợi dụng đêm tối, cát tặc tập trung ở những bến sông vắng người qua rồi neo đậu tàu thả "vòi rồng" xuống đáy sông hút cát. Chính những "địa điểm vàng" này mà những món lợi nhuận "béo bở" lần lượt chảy vào túi các "ông trùm".

    Việc "đấu cát" vẫn thường xuyên được diễn ra tại các bãi vật liệu xây dựng bên cạnh dòng sông.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, giới chủ thầu cát xây dựng (cát vàng) và chủ cát san lấp mặt bằng (cát đen) sẽ tìm đến các chủ bãi cát và bên đại diện hợp đồng thi công móc ngoặc với nhau để ăn chia lợi nhuận khi tiến hành san lấp và xây dựng. Tỉ lệ ăn chia của các nhóm này là bên chủ thầu và đại diện thuê thi công sẽ hưởng lợi từ 10\% đến 20\% cho giá thành của một khối cát được mua. Đó là chưa kể đến chuyện nâng giá khống để các bên hưởng "hoa hồng", bên cung cấp cát không cần phải làm quá nhiều việc để phù phép giá bởi chỉ cần lấy đúng giá với cát trên thị trường là có thể có cả một đống lãi cao ngất ngưởng.

    Chính kiểu làm ăn này sản sinh ra những món lợi khổng lồ mà đội quân khai thác cát có đất sống và muốn vét rỗng cả những dòng sông vẫn không đủ nhu cầu thực tế của xây dựng hiện nay. Càng những khu tái định cư, khu công nghiệp, khu dân cư... được mọc lên cùng với sự phát triển của các vùng đô thị thì "những đám ruộng của nông dân đang canh tác sẽ được đền bù bằng một "nắm tiền" và cát sẽ được rải lên những khu đó để chuyển đổi mặt bằng. Đất ruộng vừa đền bù rẻ, lại có thể san lấp mặt bằng và cát sẽ lại có mặt ở đó. Và cũng chính vì thế, khối lượng cát và đất núi đổ vào các công trình nhiều vô kể. Nghề bán cát và nghề bán đất làm mặt bằng sẽ còn phát triển dài dài cùng với những đô thị mới mọc lên", một chủ bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) phân tích cho chúng tôi về nghề khai thác cát.

    Thực tế, nhiều công trình xây dựng sau khi đổ cả hàng nghìn tấn cát, chiếm diện tích đất ruộng rồi sau đó "đắp chiếu" gây lãng phí nhưng đây lại là những chuyện "của ai đó". Tất nhiên, nguồn cung cấp cát để đổ xuống đó đều được móc lên từ những dòng sông. Những chiếc tàu cuốc, những chiếc vòi bạch tuộc cắm xuống dòng sông, của các chủ vựa, chủ tàu khai thác cát, tiền của cứ thế đổ về từng túi tham của những kẻ làm gian.

    Chủ tàu không quan tâm đến chất lượng, chỉ cần chỗ nào có cát là...  hút.

    Hiện tại, đi dọc sông Hồng từ ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ) đến bến Đò Vạn (Thanh Trì, Hà Nội) không khó để bắt gặp những "đại công trường" với những vòi hút cát cắm khắp dòng sông. Nhìn những vòi hút cát này chúng ta không thể không liên tưởng đến những kẻ tiêm chích ma túy vào những dòng sông. Những mũi kim tiêm này khiến các dòng sông này ngày càng trở nên suy nhược và bệ rạc.

    Và khi nhu cầu cát san lấp mặt bằng trong xây dựng tăng cao dẫn đến hiện tượng khai thác cát trái phép, tận diệt các dòng sông là không thể tránh khỏi. Nhiều người dân sống xung quanh khu vực lo lắng về nạn khai thác cát tặc. Còn các vị tại chính quyền địa phương đều ngao ngán cho rằng mình không đủ nguồn lực để ngăn chặn cát tặc.

    Bí mật "chết người" trong từng khối cát lậu

    Như chúng tôi đã thông tin ở các kỳ trước, cát tặc "đục khoét" ở nhiều nơi. Ở các tỉnh mà chúng tôi đã khảo sát qua, hầu như nơi nào cũng có những con thuyền hút cát, những loại cát này được tổ chức vận chuyển đi tiêu thụ hoặc giới kinh doanh vật liệu xây dựng ở các địa phương điều phương tiện lên mua trực tiếp. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong mua bán cát trái phép hiện nay có hai hình thức: Sử dụng hóa đơn xuất bán hợp lệ của các đơn vị kết hợp với việc mua lại hóa đơn của khách hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn để hợp thức hóa số lượng cát khai thác trái phép. Từ đó, việc bán cát cho các chủ bãi bán lẻ tại các kho bãi ven sông không cần xuất hóa đơn mà chỉ cần lo lót "các thầy", "cô hồn"... số cát này sẽ được vận chuyển an toàn và được hóa giá với những con số nhỏ hơn nhiều so với thực thế. Và tất nhiên, việc thất thoát tài nguyên hầu như ai cũng rõ.

    Cũng theo Thịnh "đen", người mà chúng tôi theo khảo sát thuê đất cho biết, nhiều chủ vật liệu xây dựng muốn mua "cát non", "cát lậu" hơn là cát khai thác theo giấy phép bởi giá các loại này rẻ hơn nhiều, thậm chí chỉ còn 1/2 so với giá bán của các chủ mỏ khai thác đúng theo giấy phép.

    Bên cạnh đó, việc khai thác cát hợp pháp chỉ có khối lượng nhất định, giá thành lại không đảm bảo có lãi tùy thuộc vào chất lượng và từng vị trí khai thác. Đối với "nghề cát tặc", có lãi đặc biệt, theo Thịnh "đen" chính là biết cách săn lùng cát đẹp và để đấu vào cát san lấp, lúc đó mới có giá. Khi các dòng sông liên tục bị móc ruột với tất cả các loại cát, sỏi chất lượng khác nhau, giới khai thác tiếp tục săn lùng các loại cát có thể bán với giá cao.

    Theo tìm hiểu của PV được biết, nhiều chủ bãi cát rất thích mua cát vàng hạt to để đưa về bãi trộn với cát san lấp giá rẻ rồi "cho ra" loại cát xây dựng modun 1.5 hoặc 1.6 (tỷ lệ cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng) rồi bán ra, thu lãi gấp nhiều lần.

    Theo một chủ vật liệu xây dựng bật mí: Với 1m3 cát vàng modun 1.8 (-) mua tại các phương tiện khai thác cát lậu ở những khu vực dọc các tuyến sông Hồng với giá khoảng 30.000 đồng, vận chuyển về các bãi tập kết, các "phụ phí" thêm vào giá thành mỗi khối cát này khoảng 40.000 đồng/m3 (giá lúc chúng tôi cập nhật) trở lên. Do đó, để thu lợi lớn, các chủ bãi cát thường mua các loại cát san lấp loại đẹp (modun 1.0, giá các loại cát san lấp này chỉ trong khoảng trên 10.000 đồng/m3) về để đấu và pha trộn với cát vàng loại hạt mịn (loại cát vàng tiêu chuẩn - modun 1.8) sau đó loại cát này sẽ được bán ra với giá 100.000 đồng/m3. Việc pha trộn vừa giảm được chi phí vận chuyển, vừa giảm chi phí đầu vào, các ông chủ vật liệu xây dựng sẽ thu lời cực lớn.

    Tại một số điểm buôn bán vật liệu xây dựng, việc "đấu cát" này thường phổ biến tại các nơi không có mỏ cát dưới hạ lưu các con sông, sau đó vận chuyển đi các thành phố lớn, nơi có nhu cầu xây dựng cực cao. Và những khối cát không đảm bảo xây dựng như vậy được đưa vào các công trình cầu cống, nhà cao tầng chưa ai biết trước được hậu quả của nó là gì, tuổi thọ các công trình đó ra sao...

    Nguy hiểm khi sử dụng "cát bẩn"

    TS. Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định chất lượng các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: "Trong xây dựng, nguyên tắc là tất cả các loại cát đều được kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Nếu dùng cát chứa tạp chất trong xây dựng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cho nên cần chú ý về góc độ kỹ thuật là, cát thường chứa ba loại tạp chất gồm bùn, bụi sét, tạp chất hữu cơ.

    Nếu tạp chất quá nhiều, làm suy giảm cường độ bê tông, vữa và tiết chất làm loang lổ bề mặt công trình. Đây là vấn đề cần lưu tâm số 1. Thứ hai là cát có clo (muối), gây hoen rỉ cốt thép. Thứ ba là dùng cát bẩn xây trát thì làm bề mặt công trình sùi, ố, mốc. Thực tế hay xảy ra hiện tượng chân tường ngấm nước, sùi ra khi dùng cát bẩn tôn nền nhà. Đặc biệt, tạp chất silic vô định hình trong cát gây tổn hại rất lớn. Nếu sử dụng cát này trong xây dựng, 20 - 30 năm sau sẽ xảy ra hiện tượng phá vỡ bê tông từ bên trong.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-8-hiem-hoa-cat-ban-pha-huy-cong-trinh-xay-dung-a82912.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan