+Aa-
    Zalo

    Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến dịch chống tham nhũng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một bài viết của Atul Aneja đăng trên tờ Hindu cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình phần nào ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế của Trung Quốc

    Một bài viết của Atul Aneja đăng trên tờ Hindu cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình phần nào ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế của Trung Quốc.

    Mặc dù chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành được 5 năm, mang lại những thành tựu nhất định song dường như, mặt trái của việc truy quét trên diện rộng là cản trở phần nào sự phát kinh tế đất nước. Người ta nhận thấy rằng việc các thanh tra, quan sát viên chống tham nhũng ở khắp mọi nơi, luôn “nhìn chằm chằm” vào từng căn nhà, từng khu văn phòng… đã khiến các quan chức hạn chế hoặc không dám giải quyết những dự án đầu tư lớn.

    Sự gián đoạn mạng lưới hợp tác, phối hợp ăn ý giữa giám đốc điều hành doanh nghiệp và các quan chức chính phủ có lẽ đã khiến kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại một phần.

    Nhận thức được vấn đề này, một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Qiushi – kênh thông tin hàng đầu của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) - đã cảnh báo rằng các quan chức không nên tránh giao dịch kinh doanh chỉ vì sợ trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng. Bài báo khẳng định rằng "hậu quả của thái độ này là nghiêm trọng tương đương gây ra những tổn hại như hành vi tham nhũng thực sự.

    Nhiều quan chức cấp cao Trung Quốc e ngại, không phê duyệt những dự án đầu tư lớn vì sợ bị buộc tội tham nhũng. Ảnh: Reuters

    Trung Quốc sẽ bắt đầu giai đoạn tiếp theo của chiến dịch chống tham nhũng sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, được tổ chức 5 năm một lần. Sau khi nhắm mục tiêu vào các quan chức cấp cao, trong thời gian tới, rất có thể Bắc Kinh sẽ tập trung vào điều tra các quan chức cấp dưới.

    Việc chuẩn bị cuối cùng cho phiên bản mới của cuộc chiến chống tham nhũng đã gần như đã hoàn thành vào ngày 9/10 vừa qua tại Bắc Kinh. Khoảng 120 thành viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) hiện đang tham gia vào cuộc họp kéo dài 2 ngày. Cuộc họp sẽ xem xét báo cáo công việc của cơ quan này trong 5 năm qua. Tài liệu cuối cùng sẽ được đệ trình, chứng thực trước Đại hội Đảng, bắt đầu từ ngày 18/10.

    Các nhà phân tích cho biết, sau khi đã hạ xuống những thành phần quan chức cấp cao tham nhũng, được gọi là "hổ" theo cách nói bán chính thức, vòng tiếp theo của chiến dịch chủ yếu tập trung vào "ruồi". Đây là từ chỉ những quan chức cấp thấp hơn, ở bên dưới “hổ”.

    Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012, nhiều nhân vật cấp cao nhất như Chu Vĩnh Khang, Nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đã bị điều tra, phát hiện hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Trung Quốc đã tiến hành điều tra bắt giữ hơn 250 quan chức cấp cao, các tướng lĩnh quân sự và giám đốc điều hành doanh nghiệp. Gần 1.4 triệu cán bộ đã bị "kỷ luật", theo các số liệu chính thức mới được công bố.

    Các nhà phân tích cho biết cuộc chiến chống tham nhũng sẽ tiếp tục được thông qua trong Đại hội Đảng lần thứ 19. Không giống như Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chỉ có thẩm quyền đối với các thành viên trong Đảng, ủy ban mới sẽ có quyền điều tra tất cả, kể cả các thành viên không thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    (Theo The Hindu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-te-trung-quoc-bi-anh-huong-boi-chien-dich-chong-tham-nhung-a204886.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan