+Aa-
    Zalo

    Kinh tế trang trại phát triển nhanh trong 5 năm vừa qua

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Việc phát triển kinh tế trang trại giúp tạo việc làm và tạo ra một lượng giá trị hàng hóa, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản khá lớn.

    (ĐSPL) – Việc phát triển kinh tế trang trại giúp tạo việc làm và tạo ra một lượng giá trị hàng hóa, sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản khá lớn cho xã hội.


    Tính đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011. Số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016 công bố kết quả sơ bộ cho thấy, từ năm 2011-2016, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng trên 13%. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng trang trại phát triển mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước.

    Kinh tế trang trại đang phát triển mạnh. Ảnh minh họa.

    Số trang trại của cả nước tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, tăng 14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với năm 2011. Trong vòng 5 năm vừa qua, bình quân mỗi năm số trang trại chăn nuôi phát triển tăng trên 45%. Trong khi đó, số lượng trang trại thủy sản lại giảm mạnh, giảm 2.172 trang trại (48%) so với năm 2011, trung bình giảm gần 10% mỗi năm.

    Trong tổng số trang trại trên cả nước, hiện có khoảng 9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,5%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,4%), 112 trang trại lâm nghiệp (chiếm 0,3%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7%), 941 trang trại tổng hợp (chiếm 2,8%).

    Các trang trại đã sử dụng tổng cộng 187.000 ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 35.900ha so với năm 2011. Trong đó, có 60.000ha đất trồng cây hàng năm; 79.500ha đất trồng cây lâu năm; 17.600ha đất lâm nghiệp và 29.800ha đất nuôi trồng thủy sản. Mức bình quân đất đai sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của 1 trang trại trên cả nước sử dụng là 5,6 ha/trang trại.

    Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 134.700 lao động, tăng 40.000 lao động (42,4%) so với năm 2011. Trong đó, lao động của hộ chủ trang trại là 75.800 người, chiếm 56,3% tổng số lao động, còn lại là lao động do chủ trang trại thuê mướn thường xuyên. Bình quân 1 trang trại sử dụng khoảng 4 lao động thường xuyên. Số lượng lao động bình quân của 1 trang trại sử dụng vào thời điểm năm 2016 giảm so với năm 2011 (năm 2011 là 4,7 lao động) do các trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị kỹ thuật vào phục vụ các khâu trong sản xuất. Bên cạnh đó, do các trang trại phát triển có sự chuyển đổi loại hình khá rõ nét gia tăng trang trại chăn nuôi, một loại hình sử dụng ít lao động hơn các loại hình trang trại khác như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… nên mức bình quân sử dụng lao động của một trang trại giảm.

    Loại hình kinh tế trang trại phát triển nhanh đã góp phần tạo ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại trong năm 2016 ước đạt 93.098 tỷ đồng, tăng 54.007 tỷ đồng (138,2%) so với giá trị đạt được cách đây 5 năm (2011). Tính bình quân 1 trang trại có thu nhập đạt 2.780 triệu đồng, tăng 828 triệu đồng (tăng 42,4%) so với cách đây 5 năm.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-te-trang-trai-phat-trien-nhanh-trong-5-nam-vua-qua-a176836.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan