+Aa-
    Zalo

    Kiến nghị xem xét chuyển cơ quan thanh tra, điều tra toàn diện việc sử dụng chi phí chiết khấu SGK

    (ĐS&PL) - Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra/điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa (SGK).

    Ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Một trong những nội dung đáng chú ý được giám sát là đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

    Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa có nhiều bất cập

    Thông tin trên báo Dân trí, trong vấn đề đổi mới SGK phổ thông, Đoàn giám sát ghi nhận "Sách giáo khoa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới được bảo đảm đầy đủ theo đúng lộ trình quy định. Nội dung sách giáo khoa cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, được đổi mới theo hướng tinh giản, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn".

    Đồng thời, Đoàn giám sát đánh giá, hệ thống sách giáo khoa phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho học sinh, giáo viên lựa chọn các bộ sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức của học sinh.

    kien nghi xem xet chuyen co quan thanh tra dieu tra toan dien viec su dung chi phi chiet khau sgk dspl 8
    Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét chuyển cơ quan thanh tra, điều tra toàn diện việc sử dụng chi phí chiết khấu sách giáo khoa. Ảnh minh họa 

    Theo báo VietNamnet, bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát còn chỉ ra ra nhiều tồn tại, hạn chế trong thực hiện đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

    Cụ thể, việc thẩm định, tiếp thu chỉnh sửa một số sách giáo khoa chưa chặt chẽ dẫn tới chất lượng chưa bảo đảm, còn nhiều lỗi, nội dung thiếu chính xác, văn phong chưa chuẩn mực ở nhiều sách giáo khoa, nhất là với sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.

    Chất lượng một số sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn hạn chế. Một số sách giáo khoa có nội dung chưa phù hợp với học sinh, còn khó, kiến thức nặng. Một số nội dung chưa cụ thể nên học sinh khó hiểu, khó giải thích vấn đề; chưa phù hợp với một số vùng miền, có từ ngữ mang tính địa phương; một số đoạn văn, bài thơ đưa vào sách giáo khoa chưa được đánh giá cao.

    Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cũng có bất cập. Ở một số địa phương, việc lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa còn thiếu sót so với quy định.

    Đoàn giám sát nhận định, việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa tạo ra khó khăn trong khâu đặt hàng, bảo đảm cung ứng sách giáo khoa trước năm học mới. Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức.

    Trong khi đó, cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian. Tình trạng thiếu sách giáo khoa diễn ra ở nhiều nơi, nhất là trước thềm năm học mới. Phụ huynh, học sinh gặp nhiều phiền hà trong việc mua sách giáo khoa theo kênh phát hành tự do qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.

    Giá sách tăng cao gấp nhiều lần chương trình cũ

    Đoàn giám sát chỉ ra nhiều bất cập trong việc cung ứng, phát hành sách giáo khoa khi phải qua nhiều khâu trung gian.

    Cụ thể, tình trạng thiếu sách giáo khoa diễn ra ở nhiều nơi, nhất là trước thềm năm học mới. Phụ huynh, học sinh gặp nhiều phiền hà trong việc mua sách giáo khoa theo kênh phát hành tự do qua hệ thống cửa hàng bán lẻ.

    Với giá sách giáo khoa theo Chương trình mới, Đoàn Giám sát chỉ ra việc giá tăng cao gấp 2-4 lần giá sách giáo khoa chương trình cũ.

    Giá sách giáo khoa cao gây khó khăn cho một bộ phận người dân, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, theo đoàn giám sát.

    kien nghi xem xet chuyen co quan thanh tra dieu tra toan dien viec su dung chi phi chiet khau sgk dspl 3
    Đoàn giám sát nhận định tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo diễn ra ở nhiều nơi. Ảnh minh họa 

    Theo Đoàn giám sát, tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, tài liệu tham khảo diễn ra ở nhiều nơi, dẫn tới tăng chi phí mua sách.

    "Dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng", báo Dân trí dẫn thông tin Đoàn giám sát nhận định chi phí phát hành sách giáo khoa cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.

    Đề xuất giải pháp, Đoàn giám sát kiến nghị khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, định giá tối đa sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí trung gian, giảm tỷ lệ chiết khấu để giảm giá sách giáo khoa.

    Đặc biệt, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra/điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-nghi-xem-xet-chuyen-co-quan-thanh-tra-dieu-tra-toan-dien-viec-su-dung-chi-phi-chiet-khau-sgk-a586566.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan