+Aa-
    Zalo

    Kiến nghị của Vasep muốn giữ mức thuế xuất 0% để đảm bảo cạnh tranh cho doanh nghiệp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam kiến nghị giữ nguyên mức thuế xuất 0% cho các mặt hàng xuất khẩu để đảm bảo năng lực và điều kiện cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị xem xét giữ nguyên mức thuế giá trị gia tăng 0% cho dịch vụ xuất khẩu để đảm bảo sự cạnh tranh cho doanh nghiệp. Kiến nghị này được nêu trong công văn góp về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi và dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi.

    Theo Kinhtesaigon, Vasep bày tỏ quy định sẽ áp thuế giá trị gia tăng 10% đối với các mặt hàng xuất khẩu thủy sản là chưa hợp lý, bởi theo thông lệ quốc tế các quốc gia khác đều áp thuế xuất 0% cho dịch vụ xuất khẩu và cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào. Đồng thời, các nước này thường áp dụng nguyên tắc doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm với cơ quan thuế.

    kien-nghi-cua-vasep-muon-giu-muc-thue-xuat-de-dam-bao-canh-tranh-cho-doanh-nghiep
    Kiến nghị giữ nguyên mức thuế xuất 0% cho các mặt hàng xuất khẩu, chế biến. Ảnh minh họa.

    Bên cạnh đó, khi áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa vẫn được khấu trừ. Thậm chí, thủ tục hoàn thuế sẽ càng đơn giản hơn vì được khấu trừ cho dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp không thuộc đối tượng kê khai thuế, họ lại chưa có cơ chế được hoàn thuế.

    Như vậy, việc áp dụng thuế đối với dịch vụ xuất khẩu gây ra sự bất hợp lý giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp chế xuất, toàn bộ khoản thuế phải nộp sẽ tính vào chi phí. Điều này dẫn đến giá thành của sản phẩm xuất khẩu bị đội lên rất nhiều, tăng độ khó cho sự cạnh tranh về giá trên thị trường cùng ngành.

    Chính sách thuế bất lợi sẽ khiến doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở các quốc gia khác, giảm kim ngạch xuất khẩu, từ đó không giữ chân được nhà đầu tư hiện tại cũng như không thu hút được nhà đầu tư mới.

    Vietnamplus chia sẻ, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Từ giai đoạn đổi mới đến nay, xuất khẩu hàng hoá luôn là ngành kinh tế tăng trưởng mũi nhọn của đất nước, trung bình gần 15%/năm.

    Tuy nhiên, nếu áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu không những giảm sự cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất mà còn tạo thêm nhiều thủ tục về thuế cho doanh nghiệp.

    Vasep đề xuất giữ nguyên mức thuế xuất 0% như hiện nay, thay vì áp dụng theo mức tính thuế giá trị gia tăng 10%. Hơn nữa, đơn vị này cũng kiến nghị đề xuất cho các đơn vị kinh doanh theo mô hình tập đoàn và tự hoạch toán thuế chung, thay vì kê khai riêng như hiện nay. Tạo điều kiện khích lệ các doanh nghiệp chuyển mô hình kinh doanh công ty sang mô hình tập đoàn.

    Hoa Hồng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-nghi-cua-vasep-muon-giu-muc-thue-xuat-de-dam-bao-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-a614413.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan