+Aa-
    Zalo

    Kiến nghị cho thủy phi cơ cất cánh từ Hồ Tây hoặc Gia Lâm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT kiến nghị triển khai dịch vụ bay tại sân bay Gia Lâm hoặc Hồ Tây, đồng thời đề xuất để thủy phi cơ được bay theo đường thẳng nối các địa điểm trên.

    (ĐSPL) – UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT kiến nghị triển khai dịch vụ bay tại sân bay Gia Lâm hoặc Hồ Tây, đồng thời đề xuất để thủy phi cơ được bay theo đường thẳng nối các địa điểm trên.

    Dịch vụ bay Thủy phi cơ Hà Nội-Hải Phòng:Nhiều điểm chưa phù hợp

    Một chiếc thủy phi cơ của Hãng hàng không Hải Âu đang bay trên Vịnh Hạ Long (Ảnh: Hải Âu).

    Hãng hàng không Hải Âu cho biết, các doanh nghiệp du lịch sử dụng dịch vụ bay thủy phi cơ từ Hà Nội đi Hạ Long từ sân bay Nội Bài là chưa phù hợp, do du khách vẫn phải di chuyển lên sân bay Nội Bài cả chiều đi lẫn chiều về dẫn đến tổng thời gian di chuyển bằng ô tô và thời gian bay không nhanh hơn so với thời gian di chuyển bằng đường bộ từ Hà Nội đi Hạ Long.

    Mặt khác, theo quy định, các chuyến bay phải bay vòng theo lộ trình Hà Nội - Hải Phòng hoặc Hà Nam sau đó mới đến Hạ Long nên thời gian bay kéo dài gấp 1,5-2 lần, tương đương 45 – 60 phút so với 30 phút bay nếu được bay thẳng.

    Do đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT kiến nghị triển khai dịch vụ bay tại sân bay Gia Lâm hoặc Hồ Tây (nơi được cho là đã có dịch vụ bay thủy phi cơ từ thời Pháp), đồng thời đề xuất để thủy phi cơ Hà Nội - Hạ Long được bay theo đường thẳng nối các địa điểm trên.

    Về mực bay, tỉnh Quảng Ninh cho rằng, đây là chuyến bay ngắm cảnh nhưng Bộ Quốc phòng quy định nên máy bay chỉ được hoạt động ở độ cao 1.000 - 2.000m, cao hơn so với mực bay ngắm cảnh thông thường trên thế giới khiến du khách không có điều kiện chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long.

    Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh kiến nghị cho phép doanh nghiệp thực hiện mực bay thấp hơn cũng như nới quy định để du khách được chụp ảnh vào những thời điểm nhất định khi bay trong khu vực Vịnh.

    Ngoài ra, theo hãng hàng không Hải Âu, máy bay có thể bay theo phương thức bằng mắt (VFR) từ 6-18h trong điều kiện đủ tầm nhìn, trong khi bay bằng thiết bị (IFR) thì có thể cả 24h. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng lại giới hạn hoạt động bay của thủy phi cơ chỉ từ 7-18h, điều này khiến phương tiện chưa hoạt động tối đa công suất và cơ hội phục phụ du khách bị giảm đi đáng kể.

    Một khó khăn nữa được hãng bay Hải Âu cho biết thêm, hoạt động bay đang phải xin phép trước theo từng chuyến khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi khách có yêu cầu đột xuất, nhất là khi rất nhiều du khách đến Quảng Ninh đều rất muốn bay tham quan Vịnh Hạ Long.. Thực tế, công ty này đã nhiều lần từ chối nhu cầu bay tham quan vịnh với lý do không chủ động được lịch bay vì còn phụ thuộc vào vấn đề cấp phép.

    UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề xuất Bộ Quốc phòng và Giao thông Vận tải cho mở thêm nhiều điểm cất hạ cánh thủy phi cơ tại các đảo thuộc khu vực Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái - những địa điểm có tiềm năng du lịch để mở rộng chuỗi sản phẩm cũng như sớm kết nối với các địa phương khác nhằm liên kết các điểm đến trên phạm vi cả nước.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-nghi-cho-thuy-phi-co-cat-canh-tu-ho-tay-hoac-gia-lam-a55638.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan