+Aa-
    Zalo

    Khủng hoảng Ukraina tác động đến “chính sách Châu Á” của Nga

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo tạp chí Diplomat, cuộc xung đột ở miền đông Ukraina chắc sẽ tác động đến “chính sách hướng đông” và cam kết tương lai của Nga với Châu Á.

    (ĐSPL) - Theo tạp chí Diplomat, cuộc xung đột ở miền đông Ukraina chắc sẽ tác động đến “chính sách hướng đông” và cam kết tương lai của Nga với Châu Á.
    Khủng hoảng Ukraina tác động đến  “chính sách Châu Á” của Nga

    Quan hệ Nga-Mỹ sau Chiến tranh lạnh có thể bị đổ vỡ vĩnh viễn vì khủng hoảng Ukraina.

    Mối quan hệ sau Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga có thể bị đổ vỡ vĩnh viễn. Mặc dù đã sáp nhập Crimea, nhưng xem ra Nga đang mất đi phần còn lại ở Ukraina, có lẽ là vĩnh viễn. Hơn bất cứ điều gì khác, Mátxcơva muốn được tự do thực thi quyền lực ở các nước vốn thuộc không gian Liên Xô cũ. Những sự cố lặp đi lặp lại trong suốt 20 năm qua đã chỉ ra rằng Washington sẽ không, và có lẽ không thể, dành cho Nga “đặc quyền, đặc lợi” này.
    Đã  có thời, Nga tìm cách hòa giải với Mỹ. Nhưng sau “nỗi thất vọng mang tên Ukraina”, Nga chắc chắn sẽ theo đuổi một chính sách thù địch đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới.
    Kể từ năm 1990, Nga và Mỹ đã hợp tác khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, việc ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran và Triều Tiên, chống khủng bố và duy trì ổn định của khu vực Trung Á. Nhưng nếu quan hệ tổng thể Nga-Mỹ bị suy thoái, tất cả những sự hợp tác nói trên sẽ bị lâm nguy.
    Vậy cuộc khủng hoảng Ukraina nói riêng và quan hệ Nga-Mỹ xuống cấp nghiêm trọng sẽ tác động như thế nào đối với chính sách của Nga ở Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung?
    Nga có thể sẽ trở nên không khoan nhượng hơn đối với Mỹ về vấn đề Triều Tiên hoặc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, đơn giản chỉ vì chúng đụng chạm đến lợi ích của Mỹ. Tương tự, mặc dù Nga vốn lo lắng về chính sách năng lượng của Trung Quốc,  thái độ thù địch của Nga đối với Mỹ có thể dẫn đến những lĩnh vực hợp tác mới, chưa từng có giữa hai gã khổng lồ Á-Âu này.
    Trong khi Nga không hề giấu giếm tham vọng xuất khẩu vũ khí, căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Việt Nam có khả năng khiến cho Hà Nội gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu vũ khí Nga. Trong quá khứ, Nga đã từng trì hoãn việc chuyển giao một số hệ thống vũ khí hiện đại cho Iran do sức ép của Mỹ.
    Hành vi của Nga ở Đông Á là có thể dự đoán về  dài hạn, nhưng khó có thể dự đoán trong ngắn và trung hạn. Về lâu dài, Mátxcơva có thể cố bảo vệ các vùng lãnh thổ ở Viễn Đông, tăng xuất khẩu vũ khí và đảm bảo vị thế của Nga trong các diễn đàn ngoại giao đa phương (như đàm phán 6 bên). Tuy nhiên, trong ngắn hạn, những lợi ích dài hạn của Nga lại có thể được thể hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau.
    Trong thời gian trước mắt, Nga muốn làm tổn thương những lợi ích của Mỹ trên thế giới nói chung và ở Châu Á nói riêng. Chỉ có điều, về lâu về dài, Trung Quốc trỗi dậy có thể đe dọa lợi ích sát sườn của Nga. Biết đâu, đến khi đó, Nga lại chẳng một lần nữa bắt tay với Mỹ để hợp sức đối phó với mối đe dọa mang tên Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khung-hoang-ukraina-tac-dong-den-chinh-sach-chau-a-cua-nga-a46735.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan