(ĐSPL) - Khối tài sản của 13 tỷ phú giàu nhất châu Âu là 378 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index. Con số đó là đủ trả hết toàn bộ khoản nợ của Hy Lạp và thậm chí vẫn còn thừa lại một chút.
[mecloud]QO8Tzkx2gx[/mecloud]
Người dân Hy Lạp ồ ạt đi rút tiền ngân hàng
Tạm thời đóng cửa mọi ngân hàng và áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn là 2 động thái được Hy Lạp thực hiện từ ngày 28/6 để chống đỡ hệ thống tài chính rệu rã.
Sau khi các cuộc đàm phán giữa Athens và bộ 3 chủ nợ quốc tế đổ vỡ cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) từ chối tăng tín dụng khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp.
Không còn lựa chọn nào khác, Hy Lạp tuyên bố đóng cửa toàn bộ ngân hàng trong tuần này và chỉ mở lại vào ngày 6/7. Song song đó là việc áp đặt mức trần 60 euro/ngày có thể rút ra từ các máy ATM. Hệ thống ATM sẽ được mở lại hôm 30/6 sau khi đóng cửa một ngày vào hôm 29/6. Tương tự là sàn giao dịch chứng khoán Athens. Chưa rõ các biện pháp kể trên kéo dài bao lâu.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Alexis Tsipras trấn an các tài khoản ngân hàng sẽ an toàn và lương vẫn được chi trả. “Càng ứng phó bình tĩnh, chúng ta càng nhanh hồi phục và càng đỡ thiệt hại", ông nói.
Tuy nhiên, mặc kệ lời thủ tướng, người dân Hy Lạp xếp hàng dài trước các trạm xăng, máy ATM còn tiền mặt… Theo đài CNN, hàng tỷ euro đã được rút ra trong vài tuần qua khi cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp trở nên nặng nề hơn.
Nợ nần chồng chất đã đánh gục Hy Lạp. Cuộc sống của người dân quốc gia này chỉ còn lại những lo lắng về việc làm, tiền bạc. |
Nợ nần chồng chất đã đánh gục Hy Lạp. Cuộc sống của người dân quốc gia này chỉ còn lại những lo lắng về việc làm, tiền bạc.
Bất chấp những nỗ lực chỉnh đốn nền kinh tế, sau 5 năm, Hy Lạp vẫn không thể thoát khỏi suy thoái. Tại Athens, minh chứng cho sự sụp đổ của nền kinh tế hiện hữu ở từng ngõ ngách. Hàng loạt cửa hàng bỏ hoang trên những con phố là hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở quốc gia này. Thu nhập của người Hy Lạp đã giảm 33\% trong giai đoạn 2007-2014.
"Tôi được trả lương khá hậu hĩnh so với nhiều người. Song, điều đó không làm tôi hết lo lắng về tương lai", Nikos Kontzialis, một nhân viên ngân hàng, nói. Lương của Nikos không thay đổi trong suốt 5 năm qua, nhưng mức thuế anh phải đóng đã tăng 10-15\%.
"Chúng tôi không tiêu tiền và sử dụng các dịch vụ bên ngoài nhiều như trước. Chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy một viễn cảnh tương lai khả quan nào", Nikos nói.
Nhận xét của Nikos hoàn toàn có cơ sở. Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, chi tiêu cá nhân của người Hy Lạp giảm 30\% kể từ năm 2010. 28\% lượng chi tiêu cho thực phẩm cũng bị cắt bỏ.
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc người Hy Lạp "thắt lưng buộc bụng" là các doanh nghiệp. Khoảng 20\% doanh nghiệp tư nhân đã nộp đơn phá sản kể từ 2010, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tại đây tăng từ 10\% năm 2010 lên 27\% vào 2014.
Tuy nhiên, những người thất nghiệp hoặc có bảo hiểm lương hưu mới là những người chịu thiệt thòi nhất. Tiền lương hưu bị cắt giảm tới 60\% xuống còn 830 euro mỗi tháng (930 USD). Hy Lạp cũng là quốc gia thuộc nhóm OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) có mức lương trung bình giảm mạnh nhất, với trung bình hơn 5\% mỗi năm kể từ quý I/2009.
Ở chiều ngược lại, giá cả tiêu dùng tại Hy Lạp lại có xu hướng tăng lên. Để thuê 1 căn hộ nhỏ tại Athens, người dân sẽ phải bỏ ra khoảng 300 euro mỗi tháng (336 USD). Vé tháng tàu điện ngầm tại đây cũng lên tới 30 euro (34 USD).
Thất nghiệp gia tăng khiến tiền lương hưu trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. Gia đình Konstantinos Papageorgiou là một ví dụ tiêu biểu. Konstantinos vẫn không thể kiếm nổi việc làm ổn định sau 2 năm tốt nghiệp đại học. Anh sống với bố mẹ đã nghỉ làm và phụ thuộc hoàn toàn vào tiền lương hưu. "Tôi vẫn còn rất may mắn. Ngoài kia còn rất nhiều người không nhận được sự hỗ trợ của gia đình", Konstantinos cho biết.
Sân vận động (SVĐ) Olympic bị bỏ hoang nằm cách trung tâm Athens chỉ vài dặm. Từng là biểu tượng cho giây phút tự hào nhất của người Hy Lạp, SVĐ Olympic giờ đây là bằng chứng cho những gì quốc gia này đã phải chịu đựng trong suốt 7 năm. Công trình rỉ tróc. Những đài phun cạn nước. Những bức tường đầy hình vẽ graffity và rác thải ở khắp nơi. Ít ai có thể tưởng tượng được 11 năm về trước, nơi đây từng diễn ra sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
Tuy nhiên, sau 11 năm, mọi thứ đã thay đổi. "Giờ thì chúng tôi lại đang phải tìm cách sống sót", Christina nói.
Cần 13 tỷ phú giàu nhất châu Âu để cứu Hy Lạp
Trước sự lo lắng của cả châu Âu về nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp, Bloomberg đưa ra một ý tưởng đầy táo bạo cho vấn đề này.
Chủ tịch Liên minh châu Âu Jean Claude Juncker chắc hẳn chưa tính đến việc giải quyết bài toán vỡ nợ của Hy Lạp bằng cách khai thác khối tài sản khổng lồ của những tỷ phú giàu nhất châu Âu.
Sự bất ổn của Hy Lạp và mối e ngại quốc gia này tách khỏi Liên minh châu Âu trên thực tế không làm tổn thương quá nhiều đến nền kinh tế của toàn khối. Nhận định này dựa trên cơ sở, tài sản của những người giàu nhất lục địa già tăng 12\% trong năm qua và thị trường chứng khoán cũng ghi nhận những bước tiến ổn định.
Khối tài sản của 13 tỷ phú giàu nhất châu Âu là 378 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index. Con số đó là đủ trả hết toàn bộ khoản nợ của Hy Lạp và thậm chí vẫn còn thừa lại một chút. |
Tổng thể, khối tài sản của 13 tỷ phú giàu nhất châu Âu là 378 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index. Con số đó là đủ trả hết toàn bộ khoản nợ của Hy Lạp và thậm chí vẫn còn thừa lại một chút.
Trong đó, lượng tiền mặt của tỷ phú giàu nhất nước Pháp (Liliane Bettencourt) đủ để trả khoản nợ chờ thanh toán trong tháng 6 (1,7 tỷ USD). Hiện Bettencourt sở hữu khối tài sản ròng trị giá 37,4 tỷ USD.
Người giàu chất châu Âu hiện tại - Amancio Ortega - nắm giữ tổng tài sản trị giá 72,4 tỷ USD và vượt qua nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett để trở thành người giàu thứ hai thế giới, sau tỷ phú Bill Gates. Ông chủ của đế chế Zara chứng tỏ khả năng kiếm tiền tuyệt vời của mình thông qua những khoản đầu tư khôn ngoan.
Ortega đã thu được cổ tức trị giá 3,4 tỷ USD với Inditex SA kể từ khi công ty này chào bán cổ phần ra công chúng năm 2001. Không dừng lại ở đó, khoản tiền đã được Ortega đầu tư vào bất động sản và giá trị của nó hiện là 6 tỷ USD.
Dĩ nhiên, giải pháp huy động tài sản của các tỷ phú giàu nhất châu Âu để cứu Hy Lạp là bất khả thi và Thủ tướng Alexis Tsipras của quốc gia này khó lòng trông chờ vào một viễn cảnh như vậy.
Theo thống kê của Bloomberg, 67 tỷ phú tại Tây Âu đang sở hữu 113 tỷ USD tiền mặt. Trong khi đó, dư nợ của Hy Lạp đã lên tới 170\% GDP - con số khiến bất cứ ai cũng khó mà đồng ý bảo lãnh.
Ngọc Anh (Tổng hợp)