+Aa-
    Zalo

    Không tán thành đổi mới TAND cấp tỉnh, huyện theo thẩm quyền xét xử

    (ĐS&PL) - Đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp không tán thành với lý do việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, chỉ thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung.

    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 9/11, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

    Ông Bình cho biết việc xây dựng dự án Luật này là cần thiết nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Đồng thời, phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân hiện hành; đáp ứng đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới và tham khảo có chọn lọc thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến trên thế giới.

    Kết cấu của dự thảo Luật gồm gồm 154 Điều được bố cục thành 9 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều.

    Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 nội dung lớn: Về nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án; hoàn thiện tổ chức bộ máy của Tòa án; đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án; Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và đổi mới chế định nhân dân tham gia xét xử.

    khong tan thanh doi moi tand cap tinh huyen theo tham quyen xet xu dspl 1
    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

    Về nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án, dự thảo Luật bổ sung 2 nhiệm vụ, quyền hạn mới cho tòa án, đó là “Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật” để cụ thể hóa Nghị quyết số 27; “Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử” vì đây là nhiệm vụ mà tất cả các Hội đồng xét xử đang thực hiện từ trước đến nay khi xét xử các vụ án.

    Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử của Hội đồng xét xử thực chất là giải thích, làm rõ trong bản án lý do áp dụng điều luật cụ thể trong hoàn cảnh, tình huống của vụ án.

    Quy định này không trùng lấn, không xung đột với thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc luật hóa nhiệm vụ đang thực hiện trên thực tiễn này nhằm đề cao trách nhiệm của Hội đồng xét xử trong mỗi phán quyết tư pháp.

    Dự thảo Luật quy định tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát thu thập, làm rõ tại phiên tòa và kết quả tranh tụng để xét xử.

    Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà các bên đã thu thập, giao nộp cho Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng và kết quả tranh tụng để giải quyết, xét xử.

    Về hoàn thiện tổ chức bộ máy của tòa án, dự thảo Luật quy định: Tổ chức lại bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao. Theo đó, đổi mới tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân cấp cao để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với quy trình tố tụng và tương đương với bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

    Đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành Toà án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp huyện thành Tòa án nhân dân sơ thẩm nhằm thể chế hóa nhiệm vụ “bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử” được đề ra tại Nghị quyết số 27. Phù hợp với truyền thống tư pháp nước nhà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập các Tòa án của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phù hợp với quy định của Hiến pháp “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

    Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt là thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng “xây dựng Tòa án chuyên nghiệp”. Các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động; phát huy trình độ chuyên môn cao của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử các vụ án đặc thù, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết loại việc này.

    khong tan thanh doi moi tand cap tinh huyen theo tham quyen xet xu dspl 2
    Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra.

    Trình bày báo cáo thẩm tra Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban này cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

    Về việc đổi mới tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền xét xử (khoản 1 Điều 4), theo bà Lê Thị Nga, đa số ý kiến Ủy ban Tư pháp không tán thành với dự thảo Luật, với lý do: việc “đổi tên gọi” chỉ là vấn đề hình thức, chỉ thay đổi tên gọi mà không thay đổi nội dung.

    Các tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền xét xử. Việc thay đổi này dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương; phải sửa đổi nhiều luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; phát sinh chi phí tuân thủ. Do đó, đề nghị giữ tên gọi của các tòa án này như Luật hiện hành đang quy định.

    Một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật để thể chế hóa Nghị quyết 27. Việc đổi mới các tòa án nêu trên khẳng định đúng bản chất để bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử;

    Quan hệ giữa các tòa án là quan hệ tố tụng, không phải là quan hệ hành chính và bảo đảm nguyên tắc độc lập giữa các cấp xét xử; việc đổi mới các tòa án không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của cơ quan dân cử và sự phối hợp công tác với cơ quan tư pháp cùng cấp.

    Hoàng Thị Bích

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-tan-thanh-doi-moi-tand-cap-tinh-huyen-theo-tham-quyen-xet-xu-a598836.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại biếu

    Đại biếu "hiến kế" cho Bộ GD&ĐT giải pháp hạn chế tình trạng bạo lực học đường

    Về vấn đề bạo lực học đường đang rất nhức nhối hiện nay đã được đưa ra thảo luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào sáng 8/11. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định cần áp dụng tổng thể đồng bộ một loạt giải pháp mới hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học.

    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    "Tôi cho rằng như vậy là chất lượng kiểm định và chất lượng của Cục Điện ảnh chưa cao. Những nội dung sai thì phải sửa, cắt bỏ chứ không phải đổi tên là xong. Nói sửa tên để tránh gây liên tưởng đến lịch sử chỉ là một nửa, còn một nửa là bản chất của lịch sử phải chân thực vì đó là câu chuyện của một dân tộc và trách nhiệm giáo dục truyền thống không thể xem nhẹ", đại biểu chất vấn.