+Aa-
    Zalo

    Không nghỉ phép năm, người lao động có được thanh toán tiền lương?

    (ĐS&PL) - Người lao động đi làm, ký hợp đồng lao động đều được sử dụng ngày phép năm. Song nếu không nắm rõ quy định về nghỉ phép năm dẫn tới thiệt thòi không đáng có.

    Chia sẻ trên báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng ban chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động Liên đoàn lao động TP Hà Nội Tạ Văn Dưỡng đã có giải đáp về nghỉ phép năm: Ngày nghỉ phép hàng năm là nghỉ phép có hưởng lương và do người sử dụng lao động quy định đối với người lao động.

    Trong trường hợp cơ quan, doanh nghiệp không thể bố trí cho người lao động nghỉ phép thì người lao động được hưởng chế độ tiền lương trong ngày nghỉ phép đó. Bởi vậy, người lao động được hưởng 300% lương so với ngày thường.

    Tuy nhiên, ông Tạ Văn Dưỡng nhấn mạnh yếu tố linh hoạt từ hai phía là doanh nghiệp và người lao động để vấn đề nghỉ phép hài hòa.

    Điều 113, Bộ luật Lao động quy định nghỉ hàng năm. Theo đó, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    Không nghỉ phép năm, người lao động có được thanh toán tiền lương? Ảnh minh hoạ

    Không nghỉ phép năm, người lao động có được thanh toán tiền lương? Ảnh minh hoạ

    Ngoài ra, bộ luật Lao động còn quy định, khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

    Do đó, việc người lao động không nghỉ phép năm, hoặc không nghỉ hết ngày, thì luật không bắt buộc công ty phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ đó. Tuy nhiên, người lao động cần phải xem xét lại trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty, hoặc trong nội quy lao động có thỏa thuận về việc thanh toán lương, hoặc chế độ đãi ngộ những ngày này hay không.

    Có thể thấy, dù phép năm là quyền lợi, nhiều người lao động thường không sử dụng hết số ngày nghỉ phép của mình. Việc có được hưởng lương những ngày chưa nghỉ phép năm hay không thì cần xem lại thoả thuận trong hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

    Tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép năm sẽ được tính dựa trên mức lương mà người lao động nhận trong hợp đồng lao động. Cụ thể, tiền lương phải trả cho một ngày chưa nghỉ phép được tính dựa trên mức lương bình quân của người lao động trong tháng liền kề trước đó. Đây là cách đảm bảo người lao động vẫn nhận được quyền lợi công bằng dù không nghỉ phép.

    Một số trường hợp có thể bị từ chối thanh toán nếu người lao động tự nguyện không nghỉ phép mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho người sử dụng lao động theo quy định của doanh nghiệp.

    Tóm lại, việc không nghỉ phép năm có thể mang lại lợi ích kinh tế tức thời qua việc nhận lương cho những ngày chưa nghỉ. Tuy nhiên, người lao động cũng nên cân nhắc giữa lợi ích tài chính và lợi ích sức khỏe dài hạn. Hiểu rõ quyền lợi nghỉ phép và lựa chọn phương án phù hợp sẽ giúp người lao động cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả nhất, theo báo VTC News.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-nghi-phep-nam-nguoi-lao-ong-co-uoc-thanh-toan-tien-luong-a487663.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan