Phải đi phía sau đuôi một chiếc xe buýt hay xe khách quả không phải là một trải nghiệm hay ho gì, nhất là khi bạn đang mang thai. Nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới thai nhi trong bụng mẹ...
Các nhà nghiên cứu, từ Đại học Hasselt ở Bỉ, đã phát hiện ra (công bố trên tạp chí y khoa JAMA Pediatrics) rằng việc bà mẹ tiếp xúc với khí thải ô nhiễm từ giai đoạn 2 của thai kì (từ tháng thứ 4 cho đến tháng 6 - thời kì thai nhi phát triển nhanh nhất) sẽ có ảnh hưởng xấu rất lớn đối với em bé.
Các phân tử bồ hóng trong khí thải, nhiều nhất là những chiếc xe chạy bằng dầu diesel sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật nhiều hơn. Hơn thế nữa, những đứa trẻ này từ khi ra đời còn bị rút ngắn tuổi thọ hơn bình thường.
Các mẫu máu lấy từ nhau thai và dây rốn trẻ mới sinh cho thấy các nhiễm sắc thể có dấu hiệu bị phá hủy, điều này có gây liên quan đến tuổi thọ ngắn hơn.
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với các hạt bụi có trong khí thải nhiều sẽ sinh con có DNA bị hư hại. |
Chúng ta đều biết rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến nhiều người chết sớm mỗi năm. Tính riêng ở Anh Quốc, có tới 52.240 người chết sớm theo báo cáo của Cơ quan Môi trường Châu Âu.
Trong số này, 37.600 ca tử vong do các hạt nhỏ gây ô nhiễm như bụi mịn PM2.5, có đặc biệt nhiều trong khí thải của các loại xe chạy bằng dầu diesel, chúng nhỏ đến mức có thể lẩn sâu vào tận tế bào khi chúng ta hít vào.
Tuy nhiên, trên thực tế, con số này còn chưa phải là tất cả.
Nhóm nghiên cứu khoa học trên đã theo dõi 641 phụ nữ mang thai ở Bỉ từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 12 năm 2014. Họ đã kiểm tra sự phơi nhiễm của họ đối với ô nhiễm bụi mịn PM2.5, bằng cách so sánh địa chỉ nhà của họ với dữ liệu theo dõi không khí.
Khi các bà mẹ sinh con, họ lấy mẫu máu từ nhau thai và dây rốn của đứa trẻ để nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã kiểm tra trình tự lặp lại của DNA (telomere) của đứa trẻ, nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể, chúng có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, giữ cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. Nếu các telomere liên tục ngắn lại thì tế bào sẽ lão hóa nhanh.
Những trẻ có mẹ đã tiếp xúc với ô nhiễm nhiều hơn đều có các đoạn telomere ngắn và mỏng hơn, mà theo các nhà khoa học cho biết, nó là căn cứ để ước lượng tuổi sinh học của con người. Nếu những telomere này càng dài, thì quá trình "tráo đổi" của cơ thể càng tốt và có thể chống lại các bệnh tật.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cứ mỗi 5 microgram nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng trong thai kì của bà mẹ thì telomeres trong DNA dây rốn trẻ sơ sinh lại ngắn hơn 8.8%, trong nhau thai là hơn 13.2%.
Việc tiếp xúc với ô nhiễm trong gia đoạn thai kì thứ hai là quan trọng nhất. Những đứa trẻ có mẹ sống ở khu vực ô nhiễm trong 3 tháng này có sự tụt giảm độ dài telomere tới 9,4%. Tác động này lại giảm hơn hẳn khi thai nhi ở thai kì 1 và 3.
Nghiên cứu này hiện là báo cáo khoa học đầu tiên về sự liên hệ giữa sự ô nhiễm không khí bụi mịn PM2.5 đối với quá trình telomere trẻ sơ sinh, cả trong máu dây rốn và mô nhau thai. Vậy là sự lão hóa liên quan tới ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đã có từ trước khi người ta sinh ra và gây ra các hậu quả xấu cho thế hệ sau.
Trước đó, các nhà nghiên cứu chỉ cho rằng ô nhiễm không khí gây ra hiện tượng này khi hít vào và tạo ra các "gốc tự do" - những phân tử không ổn định làm hư DNA - giết chết tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xe ô tô diesel được ưa chuộng từ những năm 1970 như là một sự lựa chọn thân thiện với môi trường vì chúng thải ra ít khí nhà kính cácbon điôxít hơn xăng. Một số quốc gia còn có chính sách thuế ưu đãi riêng khi người mua xe chạy bằng dầu diesel thay vì chạy xăng.
Các mẫu máu lấy từ nhau thai và dây rốn khi trẻ ra đời có dấu hiệu tổn thương nhiễm sắc thể, hiện tượng được cho là liên quan đến việc rút ngắn tuổi thọ. |
Nhưng trong những năm gần đây các nhà khoa học đã nhận ra rằng động cơ diesel cũng sản sinh ra nhiều hạt bụi nhỏ hơn và khí oxit nitơ gây hại cho sức khoẻ con người như bệnh hen suyễn và bệnh tim.
Tại Hà Nội, lượng bụi mịn PM2.5 lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 10 µg/m3. Báo cáo của Tổ chức Green ID (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) ghi nhận, trong 3 tháng đầu năm 2017, Hà Nội có 37 ngày nồng độ PM2.5 cao hơn quy chuẩn Việt Nam và 78 ngày vượt chuẩn Tổ chức Y tế thế giới. Theo đại diện Tổng cục môi trường, ở Bắc và Bắc Trung Bộ, ô nhiễm bụi thường tập trung vào các tháng mùa đông, ít mưa (tháng 11-3). Tại Hà Nội, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông. |
Minh Minh(theo Daily Mail)