+Aa-
    Zalo

    Chỉ số ô nhiễm bụi ở Hà Nội cao gấp 2 lần Sài Gòn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - GreenID cho hay trong năm 2016, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở Thủ đô cao gần gấp 2 lần TP.HCM.

    GreenID cho hay trong năm 2016, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở Thủ đô cao gần gấp 2 lần TP.HCM.

    Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo Ô nhiễm không khí mối đe doạ với sức khoẻ cộng đồng, vào sáng 17/1 tại Hà Nội, do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), một tổ chức phi lợi nhuận, khảo sát. Nhiều chuyên gia về môi trường cảnh báo chất lượng không khí ở Việt Nam đang ở tình trạng báo động.

    Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc GreenID, cho biết báo cáo này tập trung vào phân tích số liệu AQI (chỉ số thể hiện chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe) và nồng độ bụi PM2.5 ở Hà Nội và TP.HCM.

    Theo đó, Hà Nội và TP.HCM chiếm 18% dân số của cả nước. Người dân của hai thành phố này đang sống trong điều kiện không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    Hà Nội có gần 300 ngày không khí ô nhiễm trong năm 2016. Ảnh: Lê Hiếu.

    Về lượng bụi PM 2.5 trung bình năm 2016 ở TP.HCM là 28,23 µg/m3 (quy chuẩn là 25 µg/m3), trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với ngưỡng quy chuẩn của quốc gia và cao gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình của WHO.

    [poll3]816[/poll3]

    Nếu áp theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, năm 2016, Hà Nội có 123 ngày ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, áp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2016, Hà Nội có 282 ngày ô nhiễm không khí.

    Phát biểu tại hội thảo, tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe cộng đồng, Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, cho rằng bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Loại bụi này có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 ở Hà Nội cao gần gấp 2 lần TP.HCM. Đơn vị tính: µg/m3. Đồ họa: Văn Chương.

    “Trẻ em và người già là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Theo dự báo của các chuyên gia y tế, ở Hà Nội, tỷ lệ người dân mắc viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm”, tiến sĩ Cường nói.

    Về nguyên nhân gây ô nhiễm ở Hà Nội và TP.HCM, đại diện GreenID chỉ ra là do khí thải từ phương tiện giao thông, hoạt động công nghiệp, xây dựng, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình.

    Trước đó, UBND Hà Nội đã cung cấp hệ thống cập nhật số liệu ô nhiễm môi trường tại các điểm đặt trạm quan trắc ở thủ đô. Theo đó, phố Nhổn (Minh Khai, Bắc Từ Liêm) là khu vực không khí thường xuyên ở mức nguy hại.

    Theo Tri Thức Trực Tuyến

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chi-so-o-nhiem-bui-o-ha-noi-cao-gap-2-lan-sai-gon-a178618.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan