+Aa-
    Zalo

    Khối C gồm những ngành nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Khối C gồm những ngành nào? Học khối C thi vào trường nào và những ngành chủ yếu của khối C?

    (ĐSPL)- Khối C gồm những ngành nào? Học khối C nên thi vào trường nào và những ngành chủ yếu của khối C? 

    Có rất nhiều bạn thí sinh băn khoăn không biết khối C gồm những ngành học nào hót hiện nay.

    Khối C gồm các ngành học chủ yếu như sau:

    Tên ngành/nhóm ngành học khối C và mã ngành tuyển sinh khối C

    Tên ngành/nhóm ngành

    Tâm lý học

    D310401

    Khoa học quản lí

    D340401

    Xã hội học

    D310301

    Triết học

    D220301

    Chính trị học

    D310201

    Công tác xã hội

    D760101

    Văn học

    D220330

    Ngôn ngữ học

    D220320

    Lịch sử

    D220310

    Báo chí

    D320101

    Thông tin học

    D320201

    Lưu trữ học

    D320303

    Đông phương học

    D220213

    Quốc tế học

    D220212

    Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

    D340103

    Hán Nôm

    D220104

    Nhân học

    D310302

    Việt Nam học

    D220113

    Quan hệ công chúng

    D360708

    Một số ngành thuộc khối C đang được các bạn trẻ quan tâm:

    Ngành Quản lý Nhà nước

    Ngành có mục tiêu đào tạo Cử nhân Đại học hệ chính quy có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên trong lĩnh vực hành chính và quản lý hành chính nhà nước. Bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản về hành chính học và kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước, các ngành Luật,… để sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng đảm đương được công việc trong cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và công ty hoặc tiếp tục học ở các trình độ cao hơn.

    Nghề luật hiện đang phát triển mạnh ở nước ta và ngày càng được xã hội coi trọng. Liên quan đến luật pháp, nghề luật đòi hỏi đào tạo cơ bản và chặt chẽ. Bạn mong muốn nắm vững luật pháp, khát khao được là người bảo vệ công lý, đem đến công bằng cho xã hội, hay trở thành mọt người cố vấn và hỗ trợ cho các công ty, đoàn thể về vấn đề hợp pháp của các dự án, mô hình…, hãy cùng khám phá: Nghề Luật.

    Báo chí & truyền thông

    Tốt nghiệp ngành Báo chí, bạn còn có thể làm nhiều nghề khác. Chẳng hạn, bạn có thể làm biên tập viên tại các nhà xuất bản, nhân viên quảng cáo, nhân viên marketing, nhân viên phát hành… Nếu muốn trau dồi thêm kiến thức, bạn có thể tiếp tục học cao hơn với bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở trong hoặc ngoài nước. Bạn cũng có thể trở thành nhà nghiên cứu báo chí – truyền thông tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, hoặc làm việc cho các cơ quan quản lý báo chí từ trung ương tới địa phương.

    Dù bạn muốn thử sức ở lĩnh vực nào thì việc quyết định bước chân vào ngành Báo chí cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cho mình một nghề nghiệp thú vị, năng động và nhiều thử thách.

    Ngành triết học

    Tốt nghiệp Cử nhân Triết học, bạn sẽ làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên các môn khoa học triết học, các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và các trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các quận/huyện; làm biên tập viên ban lý luận, chính trị… tại các nhà xuất bản, tạp chí khoa học, báo chí; làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan văn hoá – tư tưởng, tổ chức chính trị – xã hội

    Khoa học lịch sử

    Lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, khảo cổ học, lưu trữ và quản trị văn phòng), sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, tuyên huấn, bảo tàng, du lịch, báo chí… và thậm chí nếu bạn có ý chí phấn đấu, niềm tin và bản lĩnh, bạn có thể trở thành một chính trị gia.

    Ngành văn hóa du lịch

    Đối với các bạn tốt nghiệp ngành văn hóa du lịch, cũng có rất nhiều con đường để các bạn chọn, trở thành hướng dẫn viên du lịch hoặc nhân viên điều hành tour với thu nhập trung bình trên 200 USD/tháng, một số bạn đã có thu nhập 500 USD hoặc thậm chí 650 USD.

    Ngành sư phạm tiểu học

    Có thể nói, so với nhiều ngành nghề thì nghề giáo là nghề ổn định nhất và hầu như không bao giờ bị thất nghiệp.

    Khối C có rất nhiều ngành để bạn lựa chọn.

    Về thời gian làm việc, đối với giáo viên tiểu học, mỗi tuần chỉ dạy có 23 tiết. Nếu dạy hơn, đều được tính phụ trội. Dạy buổi thứ 2 thì có phụ huynh trả. Còn giáo viên mầm non, hiện nay các cô đang làm 9-10 tiếng ngày. Trong đó, buổi trưa (khoảng 2 tiếng) là thời gian cháu ngủ nên các cô có thể thay nhau tranh thủ chợp mắt. Hơn nữa, mấy năm trở lại đây, UBND TP đã chi trả tiền phụ trội là 200 giờ/năm học/giáo viên. Trong thời gian tới, giáo viên mầm non chỉ làm việc 6 tiếng/ngày.

    Những trường ĐH - CĐ trong cả nước đào tạo khối C được đánh giá tốt nhất:

    Khu vực miền Bắc

    Khối C gồm những ngành nào?

    Đại học sư phạm Hà Nội

    Đại học sư phạm Hà Nội 2

    Đại học Luật Hà Nội

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    Học viện hành chính quốc gia

    Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG Hà Nội

    Khu vực miền Trung

    Đại học Lao động & Xã hội

    Đại học Công Đoàn

    Đại học Huế

    Đại học Đà Nẵng

    Đại học Mở bán công TpHCM

    Đại học Tôn Đức Thắng

    Đại học dân lập Hồng Bàng

    Đại học An Giang

    Khu vực miền Nam

    Đại học Sư phạm TpHCM

    Đại học Luật TpHCM

    Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG TpHCM

    Đại học Văn hóa TP.HCM

    Đại học Sài Gòn

    Đại học Đà Lạt

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]nsfEOup9Pn[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khoi-c-gom-nhung-nganh-nao-a108815.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.