+Aa-
    Zalo

    Khi người chết bị "làm tiền" - Kỳ 2: "Xuống" đủ 100 triệu, mồ mả mới yên...?!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong cuộc trao đổi với ông Cát- quản trang nghĩa trang phường Sài Đồng "vỗ về" : Nếu gia đình chưa yên tâm sau khi chốt xong giá cả, tiền nong sẽ có biên nhận

    Trong cuộc trao đổi với ông Cát- quản trang nghĩa trang phường Sài Đồng "vỗ về" : Nếu gia đình chưa yên tâm sau khi chốt xong giá cả, tiền nong với ông Hưng, ông Cát sẽ viết một tờ biên nhận.

    Như các thông tin đã nêu ở bài viết trước "Làm tiền" người chết - Kỳ 1: Giáp mặt "cò" đất nghĩa trang Sài Đồng, những tưởng hướng tiếp cận này sẽ đi vào ngõ cụt trước những lời nói của ông Hưng về việc khó khăn trong việc xin cho người khác phường (không có hộ khẩu tại phường) đặt mộ tại nghĩa trang Sài Đồng. Thế nhưng không phải chờ đợi lâu, chỉ chưa đầy một tiếng sau, ông Hưng gọi điện thông báo nhu cầu của chúng tôi về ngôi mộ đôi tại nghĩa trang phường Sài Đồng khi không có hộ khẩu đã được giải quyết và hẹn chúng tôi quay lại để làm việc cụ thể.

    Sau khi thống nhất giá cả là 100 triệu đồng, sáng hôm sau, ông Hưng dẫn chúng tôi vào nghĩa trang phường Sài Đồng để nhận phần mộ đăng kí. Khu nghĩa trang khá rộng đang được quy hoạch, chia thành 3 khu riêng biệt: Khu đã cải tạo, khu đang cải tạo và khu đất trống, tổng diện tích khoảng hơn 7000 m2, với hơn 1000 ngôi mộ đã có chủ.

    Đưa chúng tôi vào góc trong cùng của khu đang cải tạo, cũng là góc khuất nhất của nghĩa trang, chỉ vào một ngôi mộ đôi đã xây dựng hoàn thiện, tuy nhiên không có bát hương, ông Hưng nói đây là phần mộ của gia đình chúng tôi. Theo quan sát, tại đây có rất nhiều phần mộ tương tự như vậy trong nghĩa trang này.

    Một trong các phần mộ "trống" mà ông Hưng chỉ cho chúng tôi.

    Chúng tôi đề nghị được mua một ngôi mộ tại khu vực đã hoàn thiện để dễ dàng trong việc chăm sóc các cụ sau này. Nhưng ông Hưng giải thích: "Trường hợp của nhà anh không có hộ khẩu nên để tránh sự để ý của mọi người thì để trong góc đó là tốt nhất".

    Chỉ vào khoảng đất chạy dọc phần mộ đang cải tạo, ông Hưng giới thiệu sau khi cải tạo xong, đây sẽ là một con đường rộng, đẹp để đi vào phần mộ của các cụ nên gia đình cứ yên tâm.

    Sau khi đồng ý với phần mộ khuất nấp, chúng tôi đề nghị được gặp người quản trang hoặc một người có trách nhiệm ở địa phương (mục đích tìm hiểu xem “đường dây chạy mồ mả” này liên quan đến những ai, cấp nào) thì ông Hưng thoái thác và khẳng định gia đình cứ yên tâm vì để làm được chuyện này thì ông Hưng đã làm việc với người có trách nhiệm ở phường. Rõ ràng, khẳng định của ông Hưng là có cơ sở. Bởi vì, một lễ đưa ma kèn trống ồn ào nếu không được sự đồng ý của người có trách nhiệm thì có "thần thánh" cũng không làm nổi.

    Tuy nhiên, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những tiêu cực trong vấn đề này chúng tôi vẫn giữ quan điểm cần gặp và nói chuyện trực tiếp với người quản trang hoặc người có trách nhiệm ở phường, ông Hưng đồng ý và dặn “cốp tiền nhanh”.

    Vài hôm sau chúng tôi đặt được cuộc hẹn với ông Nguyễn Phú Cát, quản trang phường Sài Đồng. Với phân vân liệu gia đình có bị cơ quan chức năng làm khó dễ khi tổ chức ma chay và đặt mộ các cụ cụ ở đây khi không có hộ khẩu, ông Cát khẳng định: Không vấn đề gì, mọi chuyện ông đều xử lý được hết vì ông đã có gần bốn mươi năm quản lý nghĩa trang này. Ông Cát nói tiếp, giá cả như thế nào thì chốt với ông Hưng, sau khi chốt xong với ông Hưng thì ông sẽ bao lo toàn bộ mọi chuyện từ thủ tục tổ chức đến xây dựng, chôn lấp. Nếu gia đình chưa yên tâm sau khi chốt xong giá cả, tiền nong với ông Hưng, ông Cát sẽ viết một tờ biên nhận.

    Ông Nguyễn Phú Cát, quản trang nghĩa trang phường Sài Đồng

    Một ngôi mộ đôi với diện tích trên dưới 2m2 có giá 100 triệu đồng, theo người dân, với cái giá chót vót này thì đất nghĩa trang dành cho người quá cố ngang với giá thành của đất mặt đường dân sinh có thể kinh doanh buôn bán được, còn đất chỉ để sinh sống thì "còn xa" mới với tới. Liệu tình trạng bán đất nghĩa trang cho người không có hộ khẩu phường với giá "cắt cổ" xảy ra suốt nhiều năm, UBND phường Sài Đồng có biết tới thực trạng này?

    Suốt thời gian dài, đã có bao nhiêu mộ phần không nằm trong quy định được ông Cát và ông Hưng trót lọt đưa về khu nghĩa trang địa phương? Số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng thu của thân nhân người quá cố chảy vào túi ai?

    Đại điện UBND phường Sài Đồng nói gì về vấn nạn này? PL&DS sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

    Nguồn: PL&DS

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-nguoi-chet-bi-lam-tien---ky-2-xuong-du-100-trieu-mo-ma-moi-yen-a266573.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làng quê “dậy sóng” vì

    Làng quê “dậy sóng” vì "cò đất"

    Việc tăng giá gấp 2-3 lần của đất nền tại Đà Nẵng đã lan rộng đến cả những vùng nông thôn, khiến cả vùng quê yên bình bỗng nên “dậy sóng” vì cò đất.