+Aa-
    Zalo

    Khi nào nên cho bé ăn dặm và những lưu ý mẹ cần “thuộc làu”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi nào nên cho bé ăn dặm là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm, nhất là khi chăm sóc “tập đầu”.

    Khi nào nên cho bé ăn dặm là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm, nhất là khi chăm sóc “tập đầu”. Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm vô cùng quan trọng vì đây là “bước ngoặt” thay đổi quan trọng trên “hành trình” phát triển của trẻ và có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị, thói quen ăn uống… sau này.

    Nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh

    Nên cho trẻ ăn dặm từ mấy tháng tuổi?

    Vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ “tiêu tốn” nhiều năng lượng cho “ti tỉ” các hoạt động như lẫy, trườn, bò,… cho nên mẹ lưu ý cần phải bổ sung đầy đủ năng lượng và dưỡng chất để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhưng với trẻ từ 6 tháng trở lên, chỉ mỗi sữa mẹ thì không thể đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi cần khoảng 700kcal/ 1 ngày mà sữa mẹ chỉ “đáp ứng” 450kcal/ 1 ngày. Do đó trẻ cần được bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng bằng các bữa ăn dặm để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh.

    Hơn nữa, khi bước sang tháng tuổi thứ 6, lượng sắt dự trữ của trẻ đã hết, lượng sắt lấy từ nguồn sữa mẹ là không đủ. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn thiện, đã có thể tiêu hóa được một số loại thức ăn. Do đó, dấu mốc trẻ tròn 6 tháng tuổi chính là thời điểm phù hợp để cho bé ăn dặm.

    Những dấu hiệu chứng tỏ bé muốn ăn dặm

    • Bé thường xuyên khóc đòi bú dù mẹ đã cho bé bú no cách đó không lâu.

    • Khi người lớn đang ăn, bé nhìn miệng và nhai tóp tép “bắt chước” như thể đang nhai gì đó trong miệng.

    • Bé thường xuyên thức giấc và đòi bú giữa đêm dù trước kia bé thường ngủ “liền tù tì” một mạch tới sáng.

    • Khi mẹ thử đưa muỗng đến gần miệng bé, bé đã biết há miệng thay vì phản xạ đẩy muỗng ra.

    • Khi người lớn để đồ ăn trước mặt, bé sẽ đưa tay ra với lấy rồi cho vào miệng “gặm nhấm”.

    Khi trẻ muốn ăn dặm, trẻ sẽ “phát tín hiệu” cho mẹ qua các cử chỉ, hành động

    Ăn dặm sớm và ăn dặm muộn sẽ gây ra những tác hại gì?

    Ăn dặm sớm

    Hiện nay có không ít mẹ thấy con chậm tăng cân nên sốt ruột và muốn cho trẻ tập ăn bột ngọt, trái cây ngay từ giai đoạn 4-6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện. Do đó, cho trẻ ăn dặm sớm quá có thể khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ bị “shock” và “từ chối” các thức ăn lạ ngoài sữa mẹ, trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng hoặc béo phì.

    Việc cho trẻ làm quen sớm với các thức ăn mới dễ khiến trẻ chán sữa mẹ, bú ít gây thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng. Ngược lại, với một số bé, việc ăn nhiều hoặc được bồi bổ quá mức dễ gây béo phì.

    Ăn dặm sớm hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của trẻ

    Mặt khác, chức năng phản xạ nuốt của trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn thiện, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng chưa thể phối hợp nhuần nhuyễn, cho nên trẻ dễ bị sặc, nghẹn, nguy hiểm hơn có thể gây tắc nghẽn đường thở do thức ăn tràn vào.

    Do đó, mẹ đừng quá nôn nóng mà tập cho trẻ ăn dặm quá sớm nhé! Việc kiên nhẫn chờ đợi con “đủ lớn” để bước sang giai đoạn mới theo đúng lộ trình phát triển sẽ đem lại hiệu quả ăn dặm tốt nhất.

    Ăn dặm muộn

    Ngược lại với những mẹ vì lo lắng con bị thiếu cân mà cho con ăn dặm sớm, một số mẹ lại cho con ăn dặm quá muộn. Điều này dễ khiến trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Ở giai đoạn này, cơ thể cần cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, phong phú để đáp ứng cho các nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ của mình. Do đó, mẹ hãy ghi nhớ thời điểm tốt nhất để mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi mẹ nhé! Bên cạnh đó mẹ đừng quên sự trợ giúp đắc lực của cốm NutriBaby.

    Với thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá kết hợp với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe, hấp thu tối đa dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể đồng thời hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa và giảm các triệu chứng viêm hô hấp. Người bạn đồng hành NutriBaby sẽ giúp bố mẹ vơi đi những lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ.

    Mẹ hãy “thuộc làu” nguyên tắc: Nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi

    Chắc hẳn sau khi tham khảo bài viết này, mẹ đã có thể tự trả lời cho mình câu hỏi “Khi nào nên cho trẻ ăn dặm?”. Trẻ tập ăn dặm chính là “bước chuyển” ý nghĩa cho mẹ trải nghiệm nhiều cảm giác mới đầy thú vị như: lên kế hoạch ăn dặm cho con, tìm kiếm các thực đơn ăn dặm bổ dưỡng và trở thành “đầu bếp” riêng trổ tài nấu hàng trăm món ăn ngon cho thiên thần nhỏ của mình. Do đó, mẹ không nên vội vã cho con ăn dặm sớm. Tập cho trẻ ăn dặm không khó, chỉ cần mẹ lựa chọn đúng thời điểm thì hành trình ăn dặm sẽ thật vui vẻ và mang lại cho mẹ và bé những trải nghiệm mới mẻ, đầy thú vị mẹ nhé!

    Để được tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy liên hệ ngay tổng đài 1800 1006 (miễn cước) để được Bác sĩ NutriBaby tư vấn trực tiếp.

    Hãy bổ sung NutriBaby mỗi ngày để trẻ ăn ngon, tăng cân đạt chuẩn. ĐẶT HÀNG NGAY HÔM NAY để nhận ngay ưu đãi nhân dịp tuần lễ vàng tri ân khách hàng.

    Thu Loan
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-nao-nen-cho-be-an-dam-va-nhung-luu-y-me-can-thuoc-lau-a253981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan