Dù cha mẹ chăm sóc và giáo dục ta như thế nào, ít nhất họ đã dành 9 tháng 10 ngày để mang thai ta và sinh ra ta trên thế gian này. Nhờ điều đó, ta được trải nghiệm tất cả mọi thứ, từ thiện ác, xấu xí đến đẹp đẽ. Nếu không được sinh ra, ta sẽ không bao giờ hiểu và trải nghiệm được những điều đó.
Chính vì thế, hãy quý trọng phận làm con và đối xử tốt với người đã sinh ra ta. Đừng để bản thân hối hận sau này vì những việc làm sai lầm đối với cha mẹ. Hãy biết trân trọng họ khi bố mẹ còn ở bên ta, đừng để cho tất cả phải đến lúc họ không còn nữa mới nhận ra giá trị, đó là lúc mọi điều đã quá muộn.
Và xin hãy nhớ, đừng bao giờ nói với bố mẹ 10 câu dưới đây, cho dù chỉ là "lỡ lời".
1. Được rồi, được rồi, biết rồi, dài dòng quá!
Nhiều người không hề nhận ra rằng, sự "dài dòng" của bố mẹ thực ra cũng là một niềm hạnh phúc. Không ít người đã rất mong bố mẹ có thể nói với mình, nói nhiều bao nhiêu cũng được nhưng ước nguyện đó chẳng bao giờ thành hiện thực.
2. Có việc gì không ạ? Vậy con gác máy đây.
Bố mẹ gọi điện thoại cho con cái, trừ những khi có việc phải thông báo thì phần đông là muốn chuyện trò với con, nghe tiếng con, chúng ta liệu có hiểu được dụng ý này của bố mẹ? Thế nên, dù không có chuyện gì đi nữa, cũng đừng lúc nào cũng vội vã gác máy, khiến cha mẹ trạnh lòng.
3. Có nói bố/mẹ cũng không hiểu, đừng hỏi nữa.
Thực ra, bố mẹ chỉ muốn nói chuyện với con cái mà thôi, ngay cả việc hỏi những chuyện họ không biết, cũng chỉ là cái cớ để bố mẹ - con cái có thể nói chuyện nhiều hơn với nhau.
4. Nói với bố/mẹ bao nhiêu lần rồi là không cần bố/mẹ làm, làm cũng có ra gì đâu.
Với những việc bố mẹ không thể làm, chúng ta cũng vì quan tâm đến bố mẹ mà không muốn họ làm nhưng xin đừng nói nặng lời, bởi như thế, chúng ta sẽ khiến bố mẹ cảm thấy họ là người vô dụng.
5. Quan điểm của bố mẹ bây giờ đã lỗi thời lâu rồi.
Góp ý của bố mẹ có thể bây giờ không áp dụng được hoặc không đem lại hiệu quả nhưng chúng ta có thể thay đổi cách phản ứng của mình hay không? Bố mẹ sẽ rất buồn khi phải đón nhận cách phản ứng gay gắt này của chúng ta đấy.
6. Đã bảo bố/mẹ đừng dọn phòng con nữa mà, bố/mẹ xem, giờ đồ cần tìm chẳng thấy đâu.
Hãy luôn nhớ rằng phòng của mình là nơi tự quản lý, cần giữ gìn ngăn nắp và gọn gàng. Đừng để phòng trở nên lộn xộn khiến cha mẹ phải dọn dẹp. Đừng để những hành động này làm tổn thương lòng tốt và sự quan tâm mà cha mẹ dành cho con cái.
8. Đã nói không ăn đồ thừa rồi, sao cứ mãi không пghe.
Cha mẹ đã có thói quen tiết kiệm suốt cả đời và điều này khó có thể thay đổi. Vì vậy, nếu bố mẹ dùng lại đồ cũ hoặc ăn đồ thừa từ hôm trước, bạn có thể giải thích cho họ hiểu rằng những việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.
Nếu cần, hãy cùng bố mẹ tìm cách xử lý những đồ đó một cách hợp lý. Tránh trường hợp cáu gắt, nói nặng lời quát tháo, hay chê bai họ. Điều này chỉ làm cho cha mẹ buồn lòng. Thay vào đó, hãy thể hiện tình cảm, sự quan tâm và sẵn lòng hỗ trợ họ để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình huống.
9. Con tự biết tính toán, bố/mẹ nói nhiều thế không chán à?
Bố mẹ luôn nhắc nhở ta phải chi tiêu tiết kiệm, tính toán trong mọi việc, dẫn đến chúng ta có thể cảm thấy như bị giám sát quá mức. Điều này có thể làm cha mẹ đau lòng vì họ muốn chúng ta sống đúng đắn và có niềm tin vào khả năng tự quản lý cuộc sống.
Thay vì phản ứng vội vã, chúng ta nên thể hiện cho bố mẹ thấy chúng ta đã học cách sống khoa học và có niềm tin trong khả năng của mình. Khi chúng ta đã có được lòng tin của cha mẹ, việc mọi thứ trở nên dễ dàng hơn và chúng ta có thể tự quyết định và hành động một cách chín chắn.
10. Những thứ này đã nói không cần nữa rồi, chất đống ở đây để làm gì chứ!
Đối với việc cha mẹ giữ lại những vật dụng dù không sử dụng, điều này có thể là do mong muốn tiết kiệm hoặc hoài cổ. Chúng ta nên tôn trọng quyết định của cha mẹ và để họ cảm thấy thoải mái với những thứ khiến họ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Điều quan trọng là hiểu và đồng ý với nhau trong việc tôn trọng và đồng cảm.
Trên đây là những câu nói mà chúng ta - phận làm con không được nói với bố mẹ, dù chỉ là "lỡ lời", điều đó sẽ khiến bố mẹ càng thêm phiền lòng và luôn phải suy nghĩ về những điều mà chúng ta nói.
Phương Linh(T/h)