+Aa-
    Zalo

    Ít ai biết dùng nước muối súc miệng thế nào để miệng thơm tho lại không gây hại cho sức khỏe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Súc miệng bằng nước muối thì hầu hết mọi người đều đã từng thực hiện nhưng làm thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

    Súc miệng bằng nước muối thì hầu hết mọi người đều đã từng thực hiện nhưng làm thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

    Súc miệng bằng nước muối đúng cách là biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn làm dịu bớt các vết loét, giảm sưng đau sau nhổ răng và giúp cho hơi thở thơm hơn.

    Súc miệng nước muối sai cách gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách súc miệng cho đúng cách. Nhiều người vẫn đang mắc sai lầm khi dùng nước muối súc miệng khiến tự rước bệnh vào người mà không hay.

    Dùng nước lạnh pha muối để súc miệng

    Việc dùng nước ấm khoảng 40 độ C để pha muối sẽ giúp cho muối nhanh hòa tan hoàn toàn, không gây hại cho răng. Hơn nữa, nước ấm sẽ tốt hơn cho họng, răng và nướu của bạn.

    Quên súc miệng lại bằng nước lọc

    Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả..

    Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.

    Ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng

    Vì ngại pha nước muối, nhiều người đã làm tắt bằng cách ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng, rồi hớp 1 chút nước hoặc chờ nước bọt tiết ra làm tan muối. Cách này sẽ làm tổn thương ghê gớm tới tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể, gây ra cách bệnh về huyết áp, thận...

    Ngoài ra, hạt muối có thể mài mòn răng và nướu, việc muối không hòa tan sẽ khiến cho lớp phủ của răng bị hư hại.

    Pha nước muối quá loãng hoặc quá mặn

    Tỷ lệ muối phù hợp sẽ giúp việc hòa tan tốt hơn, và súc miệng sẽ không có cảm giác buồn nôn hay gây kích ứng cho nướu, lợi. Công thức cân bằng là 250ml cho 1 thìa cà phê nhỏ muối.

    Có thể thêm một số chất phụ gia khác để làm tăng công dụng của nước muối. Ví dụ như: Nha đam loại bỏ hôi miệng, baking soda có tác dụng tẩy trắng.

    Bạn cũng có thể mua nước muối đạt chuẩn (0,9%) ở bất kỳ các hiệu thuốc nào trên toàn quốc.

    Súc miệng nước muối quá nhiều

    Lượng natri có thể làm hư hại lớp men răng và dẫn tới mòn men răng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn chỉ nên súc miệng nước muối từ 3-4 lần/ tuần.

    Cách súc miệng bằng nước muối hiệu quả

    - Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.

    - Tiếp theo, súc miệng trong ít nhất 30 giây. Để việc súc miệng được tốt nhất, hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng, đặc biệt là ở giữa các kẽ răng.

    - Sau đó, nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

    - Cuối cùng, hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/it-ai-biet-dung-nuoc-muoi-suc-mieng-the-nao-de-mieng-thom-tho-lai-khong-gay-hai-cho-suc-khoe-a335585.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan