+Aa-
    Zalo

    Iraq: Quân nổi dậy chiếm thêm 3 thị trấn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Quân Hồi giáo Sunni cho biết đã chiếm được một cửa khẩu biên giới quan trọng và hai thị trấn nằm ven sông Euphrates.

    (ĐSPL) - Quân Hồi giáo Sunni cho biết đã giành được một cửa khẩu biên giới quan trọng và hai thị trấn nằm ven sông Euphrates, trong lúc giao tranh tiếp diễn ở Iraq.
    Các quan chức Iraq thừa nhận rằng các chiến binh Sunni đã chiếm được một cửa khẩu với Syria ở gần thị trấn Qaim và khiến 30 quân chính phủ thiệt mạng sau một ngày giao chiến.
    Quân nổi dậy cũng đã giành được các thị trấn Rawa và Aneh.
    Iraq: Quân nổi dậy chiếm thêm 3 thị trấn

    Quân nổi dậy chiếm thêm 3 thị trấn ở Iraq và tiến sát thủ đô Baghdad.

    Quân nổi dậy có thể tấn công thủ đô Baghdad
    Theo BBC, nếu quân nổi dậy Hồi giáo Sunni tiếp tục hành quân dọc theo con sông này thì cuối cùng họ có thể tấn công thủ đô Baghdad từ phía tây.
    Việc chiếm được Qaim sẽ giúp lực lượng của “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông” (ISIL) chuyển vũ khí và các thiết bị khác đến các chiến trường khác nhau, theo các nhà phân tích.
    Phiến quân ISIL đã giành được quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq trong những ngày gần đây. ISIL đã chiếm được một phần của nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq ở Baiji và một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học đã bị đóng cửa ở Muthanna cách Baghdad 70km về phía tây bắc.
    Iraq: Quân nổi dậy chiếm thêm 3 thị trấn

    Những chấm đỏ trên bản đồ là những thành phố, thị trấn đã nằm trong tay quân nổi dậy Hồi giáo Sunni.

    Hôm 21/6, chính phủ Iraq phủ nhận việc các chiến binh Sunni đã đến được nhà máy lọc dầu Baiji nhưng thừa nhận rằng quân chính phủ đang đối mặt với cuộc tấn công mạnh mẽ từ phiến quân.
    Cũng trong hôm 21/6, hàng ngàn dân quân dòng Shi’ite trung thành với giáo sĩ Moqtada al-Sadr đã diễu hành qua các đường phố của thủ đô Baghdad. Vị giáo sĩ này có quân đội từng chiến đấu chống Mỹ ở Iraq trong nhiều năm. Các phóng viên cho biết cái lối thể hiện sức mạnh này gây khó chịu cho chính phủ Iraq. Chính phủ Iraq đang đứng trước sức ép đoàn kết đất nước để chống lại các phần tử cực đoan, theo nhận định của phóng viên BBC.
    Mỹ muốn gạt bỏ Thủ tướng Maliki
    Theo Wall Street Journal, trước việc chính phủ Iraq kêu gọi Mỹ yểm trợ bằng không quân, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng chỉ riêng giải pháp quân sự thì không thể nào giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Tổng thống Obama cho rằng chính Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã gây nguy hại cho đất nước khi phớt lờ những khó khăn của cộng đồng Sunni và điều hành đất nước vì lợi ích của cộng đồng Shi’ite.
    Iraq: Quân nổi dậy chiếm thêm 3 thị trấn

    Washington muốn có một chính phủ mới ở Iraq mà không có Thủ tướng Nouri al-Maliki.

    Washington muốn có một chính phủ mới ở Iraq mà không có Thủ tướng Nouri al-Maliki. Lý do là bởi vì nhà lãnh đạo người Shi’ite này đã không thể hòa giải dân tộc với người Sunni thiểu số và bình ổn quốc gia đầy xáo động chính trị này.
    Một quan chức Mỹ tiết lộ rằng Washington muốn các đảng phái chính trị ở Iraq loại bỏ Thủ tướng Maliki và thành lập một chính phủ mới. Một chính phủ như thế sẽ bao gồm các đại diện của cộng đồng người Sunni và người Kurd, có thể sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Cận Đông” (ISIL) vốn đang nắm quyền kiểm soát nhiều khu vực ở Iraq, tạo lập sự thống nhất quốc gia, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chia rẽ giáo phái.
    Trong lúc đó, ngày càng có nhiều nghị sĩ Mỹ, cùng các nước đồng minh Arập - nhất là Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc A rập thống nhất (UAE) - đang gây sức ép buộc Nhà Trắng ngừng hậu thuẫn cho ông Maliki. Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nữ nghị sĩ Dianne Feinstein hôm 18/6 nói rằng: “Thực tình mà nói, Chính phủ của ông Maliki phải ra đi”, nếu muốn có bất kỳ một sự hòa giải nào ở Iraq.
    Cùng lúc, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nhấn mạnh rằng người dân Iraq sẽ phải quyết định việc thành lập chính phủ liên hiệp mới, chọn ra một vị thủ tướng và chính quyền mới không được chia rẽ giáo phái.
    Chính quyền Mỹ từng nhiều lần cảnh báo chính quyền do người Shi’ite chi phối của Thủ tướng Maliki không được có lối hành xử triệt hạ người Sunni thiểu số. Thế nhưng, ông Maliki đã phớt lờ những điều này, tiếp tục không chịu chia sẻ quyền lực và quyền lợi kinh tế với người Sunni, bỏ tù nhiều nhà lãnh đạo Sunni.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/iraq-quan-noi-day-chiem-them-3-thi-tran-a37812.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Iraq bên bờ nội chiến

    Iraq bên bờ nội chiến

    (ĐSPL) - Iraq có nguy cơ sa vào nội chiến giữa người Hồi giáo Shi’ite và Sunni, với ISIL được nhiều thành phần thuộc chế độ cũ của Saddam Hussein ủng hộ.