+Aa-
    Zalo

    Hội thảo ELT Upgrade 2018: Nhấn mạnh vào tính lưu loát trong giao tiếp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiện nay trước xu thế hội nhập việc sử dụng lưu loát Tiếng Anh trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

    Hiện nay trước xu thế hội nhập việc sử dụng lưu loát Tiếng Anh trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

    Ngay cả những cá nhân không làm các công việc liên quan đến giao tiếp quốc tế cũng có thể tiếp xúc với Tiếng Anh rất nhiều chẳng hạn như các trang xã hội như Facbook, Zalo, phim ảnh và các ứng dụng trên nền tảng di động.... Chính vì vậy việc học và làm chủ Tiếng Anh không chỉ trong công việc và chính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho mỗi cá nhân.

    Nhận thấy tính thiết yếu của vấn đề học Tiếng Anh hiện nay cần chú ý nhiều vào tính lưu loát để khi giao tiếp trong công việc hay đời sống hàng ngày chứ không phải học Tiếng Anh là các bài thi để đạt các chứng chỉ. Hội thảo Giảng dạy Tiếng Anh toàn quốc lần thứ nhất của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM về chủ đề nói trên thu hút hơn 70 giảng viên, nghiên cứu viên trên cả nước tham gia gửi bài viết đóng góp cho chủ đề Hội thảo.

    Tại phiên hội thảo chính thức của Hội thảo dự kiến có 27 giảng viên được lựa chọn từ 70 giảng viên, nghiên cứu viên giảng dạy ngôn ngữ tham gia trình bày tại ngày 1 tháng 12 năm 2018 tại Hội trường C của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.

    Có hai báo cáo chính:

    • Tính lưu loát như sự thành công trong giao tiếp của PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ, ĐH Văn Hiến

    • Tinh chỉnh nội dung bài viết của sinh viên của PGS.TS Đỗ Minh Hùng, ĐH Đồng Tháp

    Ngoài ra, điểm đáng chú ý của Hội thảo có những tham luận của TS. Nguyễn Đức Châu – ĐH HUFLIT về đánh giá kỹ năng Nói của sinh viên ở các bài thi cuối khóa, hay Sử dụng TED Talk trong việc học Tiếng Anh của sinh viên của ThS. Trần Thị Phỉ - Phó trưởng Khoa Ngoại ngữ - ĐH Kinh tế Tp.HCM, hay Tham luận Sử dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh của nhóm tác giả Đại học Thái nguyên, … Hội thảo cũng đề xuất khởi tạo về môi trường học tập Tiếng Anh cho sinh viên với tham luận của ThS. Hồ Thị Mỹ Linh (VUS), hay tham luận của nhóm tác giả Đại học Giao thông vận tải chia sẻ về việc Xây dựng, vận hành website cho CLB Tiếng Anh tại trường ĐH Giao thông vận tải Tp.HCM

    Có thể nói Hội thảo đã mang lại một nhận thức mới về sử dụng tiếng Anh lưu loát để đánh giá sự thành công của việc dạy và học. Chính vì vậy cần xem tầm quan trọng của việc sử dụng Tiếng Anh cho cuộc sống thực tiễn là tiêu chí quyết định đến lựa chọn giáo trình, phương pháp và định hướng xây dựng môi trường học tập cho sinh viên. Được biết từ năm học 2016 đến nay, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã thực hiện mời giảng đối với giáo viên nước ngoài để thực hiện 1/3 khối lượng giảng dạy chính thức cho sinh viên trong chương trình chính quy của Nhà trường.

    Theo chia sẻ của ThS. Trần Tín Nghị, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ (trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM) thì đây là một trong những tiền đề để thực hiện cam kết chất lượng đầu ra về Tiếng Anh của nhà trường đối với sinh viên. Để thực hiện tốt công tác đảm bảo chuẩn đầu ra của Nhà trường thì ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng đã phối hợp với Tổ chức khảo thí IIG Việt Nam để đặt điểm thi TOEIC chính thức tại cơ sở chính của trường và tiến hành tổ chức thi TOEIC chính thức hàng tháng cho sinh viên nhằm hỗ trợ các em nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động sau khi hoàn thành chương trình học tại trường.

    Ngoài việc đưa yếu tố giáo viên nước ngoài vào chương trình giảng dạy để tạo môi trường thúc đẩy vận dụng Tiếng Anh trong chương trình chính khóa, Nhà trường còn phối hợp với các nhà xuất bản danh tiếng và uy tín như Cengage Learning và Macmillan để cung cấp cho sinh viên các nền tảng học tập trực tuyến đi kèm và bám sát theo chương trình học chính khóa, các em được khuyến khích chủ động tự học và được tạo điều kiện để học tập và rèn luyện Tiếng Anh với khung thời gian linh hoạt 24/7 với những công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay.

    Hội thảo đã đem lại một không khí sinh hoạt học thuật mới mẻ và đầy triển vọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh hiện nay trong khối các trường ĐH-CĐ.

    Đăng Khoa

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-thao-elt-upgrade-2018-nhan-manh-vao-tinh-luu-loat-trong-giao-tiep-a253514.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan