+Aa-
    Zalo

    Hôi miệng- Dấu hiệu tử thần cảnh báo nhiều bệnh cực kì nguy hiểm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Hôi miệng là bệnh thường gặp mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Tuy nhiên, đó lại là triệu chứng của nhiều chứng bệnh cực kì nguy hiểm mà ít người quan tâm.

    (ĐS&PL) Hôi miệng là bệnh thường gặp mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Tuy nhiên, đó lại là triệu chứng của nhiều chứng bệnh cực kì nguy hiểm mà ít người quan tâm. Hôi miệng không chỉ xuất phát từ vệ sinh cá nhân kém mà còn là dấu hiệu 'tử thần' cảnh báo bạn có thể đang mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

    Hiểu đúng về bệnh hôi miệng

    Chứng hôi miệng gây bất tiện trong giao tiếp, sinh hoạt và cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm

    Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, mùi hôi trong khoang miệng phát ra khi nói hoặc thở là do một loại hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, có tên khoa học là VSC chứa tới 400 chất bay hơi trong hơi thở của con người, trong đó hydrogen sulfide (H2S), methyl mercaptan (CH3SH) và dimethyl sulfide (CH3SCH3) là 3 chất chính gây nên mùi hôi khó chịu. Tình trạng mùi hôi phát ra nhiều đến mức người khác cảm nhận được gọi là chứng hôi miệng.

    Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ đâu?

    1. Bệnh lý nha khoa

    Hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu. Sự tích tụ mảng bám trên răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, tấn công và gây kích ứng nướu răng, tạo thành mùi khó chịu. Ngoài ra, các bệnh lý nha khoa như: Sâu răng, nhiễm nấm men răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

    2. Vệ sinh răng miệng sai cách

    Miệng là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài theo cả đường ăn uống và đường thở. Khoang miệng luôn ẩm ướt kết hợp với nhiều tác nhân như: Thức ăn dư, mảng bám… chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Vệ sinh miệng kém sẽ làm cho vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu.

    3. Cao răng

    Cao răng chính là phần mảng bám cứng chắc trong khoang miệng, chứa nhiều vi khuẩn gây mùi khó chịu. Nếu không được làm sạch thường xuyên, sẽ tạo môi trường lý tưởng gây hôi miệng.

    Cao răng là nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất

    Những căn bệnh cực kì nguy hiểm xuất phát từ chứng hôi miệng

    Mùi tanh hôi- ung thư phổi

    Viêm nhiễm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính, áp xe phổi, viêm phổi, phổi khí thũng thậm chí ung thư phổi đều dẫn đến hôi miệng ở các mức độ khác nhau.

    Người bị lao phổi, khí quản, phế quản phình to thường có miệng hôi tanh mùi máu. Người bị ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và khí thở thường có mùi tanh hôi.

    Mùi mục nát- bệnh viêm đường hô hấp trên

    Các viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng... đều sẽ bài tiết nhiều dịch chứa protein, một phần sẽ thoát qua nước mũi, phần còn lại chảy vào trong họng từ đường mũi. Những chất nhầy này bám dính lại ở cuống lưỡi hoặc họng sẽ sinh ra mùi hôi như mùi mục nát.

    Mùi chua - bệnh dạ dày

    Khi môn vị hẹp hoặc tắc nghẽn, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ sinh ra mùi chua hôi thối và thoát ra qua khoang miệng.

    Nhiễm trùng nấm men

    Tình trạng này còn có tên gọi khác là tưa miệng, vì nó ảnh hưởng đến miệng và tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng được tạo ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans, sinh sống tự nhiên trong miệng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là gây ra mùi khó chịu cho hơi thở và các đốm trắng ở cổ họng.

    Chứng hôi miệng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm

    Tiểu đường

    Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi khó chịu.

    Mùi quả táo thối- ngộ độc axit pyruvic bệnh tiểu đường

    Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, chất béo trong cơ thể phân giải sẽ sinh ra ketone body (chất tạo xeton), trong đó α-Ketoglutaric acid sẽ phát ra một mùi như quả táo chua thối.

    Khi ngửi thấy mùi khí này, nồng độ chất tạo xeton trong cơ thể người bệnh đã rất cao, gần hoặc đạt tới mức độ ngộ độc chứng ketone của người bị tiểu đường, lúc này cần kịp thời đi khám, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

    Mùi khai nước tiểu- nhiễm độc niệu

    Mùi khai nước tiểu là hơi thở đặc trưng của người bị bệnh thận hoặc viêm thận mãn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn suy yếu chức năng thận mạn tính (trước đây được gọi là nhiễm độc niệu), do không có nước tiểu, một số chất độc tố không thể đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ lại ở trong máu, từ đó sẽ làm cho luồng khí thở ra của người bệnh có mùi hôi như nước tiểu, đây là tín hiệu bệnh đang đi theo chiều hướng nghiêm trọng.

    Mùi thối của chất đào thải - suy gan

    Khi gan bị suy, chức năng trao đổi của gan suy yếu, chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi thối có vị ngọt như mùi của chất đào thải, cũng được gọi là “mùi của chết chóc”. Khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút còn dẫn đến mùi hôi miệng như mùi táo thối.

    Nước súc miệng dược liệu Rona – Khử mùi, sạch khuẩn

    Nước súc miệng dược liệu Rona chiết xuất tự nhiên Khử mùi, sạch khuẩn, kháng virus

    Hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm lợi… là những bệnh lý phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Để phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý răng miệng hiệu quả, chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày kết hợp với sử dụng nước súc miệng thảo dược, có tác dụng làm sạch khoang miệng, cung cấp dinh dưỡng giúp lợi chắc khỏe.

    Nhận thức được những nhược điểm trong các biện pháp trị chứng hôi miệng hiện nay, ONA GLOBAL đã nghiên cứu và chắt lọc những tinh hoa từ phong tục ăn trầu của người xưa để giúp làm thơm miệng, trị chứng hôi miệng một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

    Sản phẩm mà chúng tôi nhắc đến đó chính là Nước súc miệng thảo dược Rona thuộc thương hiệu CỎ CÂY HOA LÁ. Đây là dung dịch nha khoa được các chuyên gia đánh giá cao nhất trên thị trường hiện nay có thành phần chính là chiết xuất lá Neem ( cây Xoan Ấn Độ) kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như chiết xuất đinh hương, trầu không, bạc hà, chiết xuất lá xoài có công dụng  làm sạch răng miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trên răng, kháng khuẩn, hạn chế và phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng.

    Nước súc miệng dược liệu Rona được các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt khuyên dùng

    Sản phẩm dùng cho những người mắc các vấn đề răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, có mảng bám trên răng, tụt lợi, người có thói quen hút thuốc lá, hơi thở có mùi khó chịu… Dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần để giúp lợi răng chắc khỏe, nên ngậm tối thiểu 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.

    CỎ CÂY HOA LÁ VIỆT NAM tự hào mang tới cho khách hàng giải pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả, an toàn. Sản phẩm là thành tựu của tâm huyết nghiên cứu, hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

    Cỏ Cây Hoa Lá - Giải pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện cho cả gia đình bằng các sản phẩm từ thiên nhiên Việt Nam

     “Top 50 Thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm năm 2018",  “Top 10 sản phẩm dịch vụ chất lượng chuẩn Quốc tế” & “Top 10 sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng”

     Website: https://cocayhoala.vn/

    Hotline: 1900 633 385

    Fanpage: Cỏ Cây Hoa Lá

    Tuyển CTV, Đại lý trên toàn quốc

    H. Lan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-mieng--dau-hieu-tu-than-canh-bao-nhieu-benh-cuc-ki-nguy-hiem-a312980.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.