Theo đó, ngành Kinh doanh quốc tế có mức điểm chuẩn cao nhất vào Học viện Ngoại giao với 23,82 điểm.
Xếp sau đó là các ngành Truyền thông quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế đều lấy trên 23 điểm.
Đối với các ngành Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Châu Á - Thái Bình Dương học và Luật thương mại quốc tế, điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển x 2/3; điểm khuyến khích theo quy định của Học viện và điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Đối với ngành Ngôn ngữ Anh, điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng kết quả học tập của môn tiếng Anh x2 và điểm trung bình cộng kết quả học tập của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển vào Học viện thuộc 3 học kỳ bất kỳ trong 5 học kỳ lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đã lựa chọn để tham gia xét tuyển x 1/2; điểm khuyến khích theo quy định của Học viện và điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Năm 2024, mức học phí tại Học viện Ngoại giao là 3,4 triệu đồng/tháng với ngành Luật thương mại quốc tế; 3,6 triệu đồng/tháng với ngành Châu Á - Thái Bình Dương học; 4,5 triệu đồng/tháng đối với các ngành còn lại.
Năm nay, Học viện Ngoại giao tuyển sinh 2.200 chỉ tiêu. Trong đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập chiếm tỉ trọng lớn nhất, 1.540 chỉ tiêu (70%); phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là 550 chỉ tiêu (25%); phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT là 66 chỉ tiêu (3%) và phương thức phỏng vấn là 44 chỉ tiêu (2%).