+Aa-
    Zalo

    Học tiếng Trung hay tiếng Hàn dễ xin việc hơn?

    (ĐS&PL) - Tiếng Trung hay tiếng Hàn đều có những cơ hội việc làm khác nhau tùy vào lĩnh vực bạn theo đuổi.

    Hiện nay, ngoại ngữ là một trong những kỹ năng không thể thiếu của các bạn trẻ khi đi xin việc. Bên cạnh tiếng Anh, có rất nhiều ngôn ngữ khác được yêu thích và Tiếng Hàn, tiếng Trung là hai trong số đó.

    Vậy học tiếng Trung hay tiếng Hàn dễ xin việc hơn?

    Thực tế, để so sánh khả năng việc làm giữa bất cứ ngôn ngữ nào đều không dễ bởi còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tỷ lệ sinh viên nhập học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ở mỗi thời điểm khảo sát, hay nhu cầu của thị trường lao động...

    Tiếng Trung hay tiếng Hàn đều có những cơ hội việc làm khác nhau tùy vào lĩnh vực bạn theo đuổi.

    Nhu cầu thị trường

    Tiếng Trung hay tiếng Hàn đều có những cơ hội việc làm khác nhau

    Tiếng Trung hay tiếng Hàn đều có những cơ hội việc làm khác nhau

    Tiếng Hàn

    Hiện có hàng ngàn doanh nghiệp đang mở rộng vốn đầu tư vào Việt Nam theo đó gia tang nhu cầu tuyển dụng người lao động biết tiếng Hàn. Các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc tại Việt Nam như Samsung, LG, Lotte có mức lương đầy hứa hẹn đi kèm môi trường, văn hoá doanh nghiệp trẻ trung, năng động, nhiều cơ hội phát triển.

    Nếu học ngôn ngữ Hàn, bạn có thể lựa chọn theo đuổi các công việc như: Biên dịch, phiên dịch viên tiếng Hàn, giảng viên ngôn ngữ Hàn, giảng viên bộ môn văn hoá Hàn Quốc, nhân viên văn phòng trong các công ty Hàn Quốc, hướng dẫn viên du lịch, xuất nhập khẩu 2 chiều Hàn - Việt…

    Các cơ hội nghề nghiệp liên quan tới tiếng Hàn luôn rộng mở và mức lương không giới hạn tuỳ thuộc vào năng lực và trình độ của chính bạn.

    Tiếng Trung

    Trung Quốc là quốc gia có dân số cao nhất thế giới, đây là một trong những nguyên nhân khiến tiếng Trung được sử dụng phổ biến. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, việc thành thạo ngôn ngữ Trung trở thành một ưu thế lớn trong mắt các nhà tuyển dụng.

    Có rất nhiều cơ hội việc làm khi bạn học tiếng Trung như: Biên dịch, phiên dịch viên tiếng Trung, giảng viên dạy tiếng Trung, kinh doanh và nhập khẩu hàng Trung Quốc, hướng dẫn viên du lịch, làm việc trong các công ty Trung Quốc hoặc các công ty có đối tác tại Trung Quốc…

    Đặc biệt, với chính sách mở cửa, Trung Quốc là cường quốc láng giềng của Việt Nam sẽ càng thúc đẩy tự do giao thương, buôn bán giữa hai nước.

    Bạn có thể khởi nghiệp bằng cách nhập hàng tại Trung Quốc về bán, đây là hướng đi khá phổ biến và phù hợp với nhiều lứa tuổi.

    Nhiều bạn học tiếng Trung để buôn bán

    Nhiều bạn học tiếng Trung để buôn bán

     2. Ngôn ngữ nào khó hơn?

    2.1. Bảng chữ cái

    •              Bảng chữ cái tiếng Hàn: Hay còn gọi là Hangeul gồm 40 chữ cái (21 nguyên âm và 19 phụ âm), phần lớn được tạo nên nhờ sự biến tấu của 3 nét cơ bản là “ㅇ”, “ㅡ” và “|”.

    •             Bảng chữ cái Trung Quốc: Hàng chục nghìn ký tự khác nhau, để có thể học tốt tiếng Trung Quốc bạn cần khi nhớ ít nhất 2000 - 4000 ký tự trong tổng số 80.000 ký tự. Hơn nữa, mỗi từ lại mang rất nhiều nghĩa khi sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.

    2.2. Phát âm

    •             Cách phát âm tiếng Trung: Để luyện phát âm tiếng Trung tương đối dễ dàng với người Việt Nam, vì chúng ta sử dụng nhiều từ mượn của Trung Quốc.

    •             Cách phát âm tiếng Hàn: Muốn phát âm tiếng Hàn, bạn cần nắm vững 9 quy tắc bao gồm: Nối âm, trọng âm hóa, biến âm, nhũ âm hóa, âm vòm hóa, giản lược, âm bật hơi hóa, giúp giọng đọc chuẩn hơn đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp nhanh chóng.

    2.3. Cách viết chữ

    Một bạn sinh viên tập viết tiếng Hàn

    Một bạn sinh viên tập viết tiếng Hàn

     

    •             Cách viết chữ tiếng Hàn: Giống như tiếng Việt, tiếng Hàn cần ghép lần lượt các chữ lại với nhau, nhiều từ ghép thành 1 câu hoàn chỉnh. Các nét được viết trái qua phải, từ trên xuống dưới, giãn cách, ngắt nghỉ đúng theo cấu trúc câu.

    •             Cách viết chữ tiếng Trung: Bước khó khăn nhất khi học tiếng Trung chính là viết chữ. Tiếng Trung gồm 2 hệ thống chữ viết khác nhau hoàn toàn là Phồn thể và Giản thể. Tiếng Trung Phồn thể vô cùng khó viết, được sử dụng phổ biến tại Đài Loan, Hongkong, Macao. Tiếng Trung Giản thể đơn giản hơn, được nhiều người lựa chọn và được sử dụng tại Trung Quốc đại lục.

    Tiếng Trung yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối, thừa hay thiếu bất cứ một nét nhỏ cũng có thể làm từ của bạn sai nghĩa hoàn toàn hoặc tạo nên một từ vô nghĩa.

    2.4. Ngữ pháp

    •             Ngữ pháp tiếng Trung: Có sự tương đồng với ngữ pháp tiếng Việt nên việc học sẽ có phần đơn giản hơn

    •             Ngữ pháp tiếng Hàn: Cấu trúc ngữ pháp hoàn toàn ngược lại so với tiếng Việt. Ví dụ, trong tiếng Việt động từ nằm ở giữa câu thì trong tiếng Hàn động từ nằm ở cuối câu. Tuy nhiên, tiếng Hàn lại có hệ thống bảng chữ cái, quy tắc và cách phát âm đơn giản.

    Trung bình, với 3 tháng, các bạn theo học tiếng Hàn sẽ đạt được trình độ Topik 2 đảm bảo khả năng giao tiếp cơ bản. Còn với tiếng Trung, bạn cần mất ít nhất nửa năm để có thể nắm được 300 - 500 từ vựng cộng với 30 cấu trúc ngữ pháp tương đương với trình độ HSK 2.

    M.M (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/hoc-tieng-trung-hay-tieng-han-de-xin-viec-hon-a419061.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan