Để chăm sóc, chữa trị vết thương cho con rắn hổ mang chúa từng bị dân khâu miệng, các chuyên gia phải sát trùng vết thương và đút thức ăn đến tận miệng.
|
Trại rắn Đồng Tâm (xã bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang chăm sóc, nuôi dưỡng hơn trăm con rắn hổ mang chúa. Trong số này có con rắn hổ mang chúa bị người dân Đồng Tháp bắt được khâu miệng, chích điện và đâm chĩa vào lưng khiến nó bị thương nặng vào ngày 9/10. Trong ảnh, đưa con rắn hổ mang chúa ra ngoài để cho ăn và chăm sóc vết thương. Video tham khảo: Rùng mình xem màn bắt rắn hổ mang chúa bằng tay |
|
Con hổ mang chúa này lúc bị bắt nặng 6kg, dài 3,1m. Trong những vết thương mà con rắn phải chịu, nặng nhất hai hai vết ngay miệng do bị người dân dùng dây thép xuyên khiến nó bị nhiễm trùng không thể ăn uống. Trong ảnh: Hai vết thương trên miệng con rắn hổ mang chúa Đồng Tháp. |
|
Do vậy, để chữa trị, các chuyên gia của trại Đồng Tâm phải chích thuốc, sát trùng vết thương và đặc biệt là đút mồi đến... tận miệng thì nó mới có thể ăn được. Trong ảnh: Sau khi đưa ra khỏi chuồng, các chuyên gia "dụ" rắn chui vào một bao lưới. |
|
Rắn được đưa ra một khoảng sân rộng của trại để chăm sóc và dễ kiểm soát. |
|
Các dụng cụ cho rắn ăn, thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh và dung dịch rửa vết thương được chuẩn bị đầy đủ. |
|
Sau khi được đưa ra khoảng sân rộng, các chuyên gia sẽ giữ chặt phần đầu rắn để nó chịu "nghe lời". Một người khác sẽ giữ phần thân không cho rắn "quậy" trước khi cho ăn. Chuyên gia Nguyễn Hữu Viên - người trực tiếp chăm sóc, điều trị con rắn này cho biết, dù đang bị "bệnh" nhưng con rắn hổ mang chúa này vẫn rất mạnh, vùng vẫy rất dữ khi có người chạm vào nó. |
|
Thức ăn của rắn hổ mang chúa là các loại rắn nhỏ hơn, cóc, nhái, chuột... Anh Viên cho biết, vì rắn bị thương nặng ở miệng, lại nhiễm trùng nên việc ăn uống rất khó khăn cũng như không thể săn mồi. Vì vậy, các chuyên gia của trại rắn Đồng Tâm phải đút mồi tận miệng. |
|
Rắn hổ mang chúa nuốt con rắn mồi được các chuyên gia đút cho. So với lúc không bị thương, khả năng nuốt mồi của con rắn hổ mang chúa này khá chậm. |
|
Để giúp rắn ăn uống bình thường, các chuyên gia sử dụng kềm nhỏ để giúp nó nuốt mồi nhanh hơn. Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương - Bác sĩ chuyên khoa 1 - Chuyên gia nghiên cứu về rắn của trại Đồng Tâm, lượng thức ăn của một con hổ mang chúa bình thường bằng khoảng 25\% trọng lượng cơ thể của nó, mỗi tuần ăn mồi 2 lần. |
|
"Theo tính toán con hổ mang chúa Đồng Tháp nặng 6 kg thì mỗi lần ăn phải đên 1,5 kg mồi. Nhưng vì trong giai đoạn chữa trị, miệng bị nhiễm trùng nặng nên nó không thể tự ăn và mỗi lần ăn không được nhiều. Các chuyên gia phải chia khẩu phần ăn của nó thành 7 phần, mỗi phần tương đương 2 con rắn nhỏ và cho ăn vào khoảng thời gian chiều tối mỗi ngày" - trung tá Lương cho biết thêm. |
|
Sau khi được cho ăn xong, rắn sẽ được các chuyên gia kiểm tra vết thương trong quá trình bị người dân bắt. |
|
Sau đó, rắn sẽ được sát trùng các vết thương ở miệng.... |
|
... và xịt thuốc sát trùng nên đầu rắn thời gian này thường có màu xanh của thuốc. Theo Trung tá Lương, do rắn hổ mang chúa là loài rắn độc lớn nhất thế giới, nọc rắn cực độc lại hung dữ, chủ động tấn công người nên tất các các công đoạn như đưa rắn ra ngoài, cho ăn, sát trùng, chích thuốc... như trên đều rất thận trọng và chính xác. |
|
Sau khi được cho ăn, kiểm tra, sát trùng và chích kháng sinh. Rắn được thả lại vào chuồng. |
|
"Quy trình điều trị, chăm sóc và đút mồi cho rắn ăn như trên được thực hiện điều đặn mỗi ngày nhằm giúp rắn nhanh chóng hồi phục" - chuyên gia Viên cho biết. |
Theo Zing.vn
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-mang-chua-dai-31-met-duoc-dut-moi-tan-mieng-a72919.html