+Aa-
    Zalo

    Hiểm họa chất lượng sữa phát miễn phí cho học sinh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chương trình đưa sữa vào bữa ăn cho học sinh 2- 12 tuổi như một giải pháp dinh dưỡng đột phá. Nhưng đến nay, việc quản lý ly sữa trong trường học vẫn còn nhiều bất cập.

    Chương trình đưa sữa vào bữa ăn cho học sinh 2- 12 tuổi như một giải pháp dinh dưỡng đột phá. Nhưng đến nay, việc quản lý những ly sữa phát miễn phí cho học sinh từ các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều bất cập.

    Đưa sữa vào trường học để nâng cao thể lực, trí lực cho học sinh là mục tiêu mà Bộ giáo dục - đào tạo và Bộ y tế hướng tới. Thế nhưng cho đến nay, Bộ y tế vẫn còn loay hoay xây dựng chuẩn mực đối với ly sữa dành cho lứa tuổi học trò, và các trường buộc phải dùng một quy chuẩn tạm thời đối với sữa tươi.

    Các em học sinh bị nghi ngộ độc do uống sữa miễn phí ở Hậu Giang vẫn phải nằm viện để điều trị (ảnh: báo Lao Động)

    Chưa có quy chuẩn chính thức, nhưng nhiều nơi, chính quyền địa phương, nhà trường, phụ huynh học sinh và doanh nghiệp đã tự chủ động tổ chức cho trẻ uống sữa ở trường. Cách làm này khiến chất lượng sữa thực tế “chẳng biết đường nào mà lần”.

    Vài năm gần đây, nhiều vụ ngộ độc sau khi uống sữa miễn phí đã được báo chí phanh phui gây hoang mang dư luận.

    Mới đây nhất, khoảng 7h sáng 27/10, Trường Tiểu học Lái Hiếu (phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) tổ chức cho các em học sinh trong trường uống sữa Milo miễn phí. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau khi uống sữa, nhiều em xuất hiện triệu chứng nôn ói, chóng mặt, đau bụng và tiêu chảy. Trước tình trạng trên, nhà trường dừng ngay việc cho các em uống sữa và nhanh chóng đưa những em này đến bệnh viện cấp cứu.

    Hay cách đây vài tháng, vào ngày 17/3, sau khi uống sữa tại trường tiểu học Kim Sơn thuộc xã Kim Sơn, huyện Châu Thành 50 học sinh (trong tổng số 444 người đã uống) phải nhập viện với các triệu trứng đau bụng, buồn nôn, sốt.... Được biết, số sữa trên do nhân viên của một công ty tại quận Bình Thạnh, TP HCM đến phát miễn phí tại trường.

    Sữa học đường là hoạt động mang tính toàn cầu do Tổ chức nông lương Liên Hợp quốc (FAO) phát động từ năm 2000 và đã có 60 quốc gia hưởng ứng. Tại Việt Nam, dù nguồn ngân sách eo hẹp nhưng từ năm 2011, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án tổng thể Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; trong đó có Chương trình Sữa học đường quốc gia.

    Theo đó, các hãng sữa lớn đã chủ động đi đầu trong chương trình Sữa học đường với hàng triệu lít sữa cho các trường học. Những hãng sữa nhỏ hơn (sữa cỏ) không có khả năng thì tập trung áp dụng các chương trình khuyến mãi và phát miễn phí khiến chất lượng sữa gần như bị thả nổi.

    Hàng loạt sữa dởm, sữa hết hạn, thậm chí nhiều sản phẩm sữa sử dụng cả nguyên liệu pha trộn không rõ nguồn gốc, sản xuất thủ công, không đảm bảo an toàn thực phẩm tràn vào trường học với danh nghĩa "phát miễn phí" gây ra những vụ việc đáng tiếc. 

    Việc thả lỏng quy chuẩn ly sữa học đường đang là một thực tế đáng lo ngại. Các doanh nghiệp, tổ chức phát sữa miễn phí được thực hiện một cách nhỏ lẻ, tự phát nên rất khó kiểm soát được chất lượng sữa học đường hiện nay. Thị trường sữa thì ngày càng trở nên phức tạp: Sữa bột mạo danh sữa tươi, sữa đưa vào trường học không có công cụ kiểm soát, giám sát… Không kiểm soát được chất lượng thì việc học sinh được uống sữa ở trường, đặc biệt là "miễn phí" thì càng không thể nào đảm bảo đủ chất và chất lượng an toàn được.

    Nguyễn Hà(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hiem-hoa-chat-luong-sua-phat-mien-phi-cho-hoc-sinh-a206982.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan