Trước nguy cơ đối đầu tại Syria, Nga đã đưa ra hàng loạt những vũ khí hiện đại có khả năng tấn công mạnh mẽ khiến Mỹ không thể coi thường.
Mối quan hệ giữa Mỹ và nga đang trở lên vô cùng căng thẳng sau vụ tấn công vũ khí hóa học tại Syria. Để ngăn chặn cuộc không kích của Mỹ tại Syria, Nga đã đưa dàn vũ khí tối tân ra và luôn đặt trong chế độ sẵn sang chiến đấu.
Những vũ khí này có chức năng bảo vệ một địa điểm có tầm chiến lược của Nga trước bất kỳ mối đe dọa nào.
|
Năm 2015, sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một cường kích Su-24, Nga đã triển khai hệ thống phòng không tối tân S-400 Triumf đến Syria làm thay đổi phần lớn cục diện, không chỉ tại Syria mà còn ở cả Trung Đông. - Ảnh: Sputnik. |
|
S-400 có tầm bắn tới 400 km và nằm trong số những hệ thống chống tên lửa tầm xa tốt nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các hệ thống phòng không tầm xa của Nga là khả năng thu nhận mục tiêu, điều đó đòi hỏi phải có radar bổ sung. - Ảnh: Sputnik. |
|
Radar 91N6 của S-400 có tầm trinh sát tới 600 km và quan sát được khoảng 300 mục tiêu, cho phép Nga theo dõi hoạt động của máy bay Mỹ trên khu vực rộng lớn. - Ảnh: Sputnik. |
|
S-400 sở hữu khả năng phòng thủ tên lửa mạnh mẽ. S-400 chính là mối đe dọa lớn nhất đối với các phi công Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không. - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga. |
|
Nga triển khai thêm hệ thống S-300V4 vào năm 2016. Hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa không đối đất, tên lửa hành trình, các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao và máy bay. - Ảnh: Sputnik. |
|
Tên lửa S-300V4 sử dụng có tầm bắn tối đa tới 400 km. Mỗi khẩu đội S-300V4 có thể đối phó với 24 mục tiêu cùng lúc. - Ảnh: Jane's Defence Weekly. |
|
Hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1 giúp hỗ trợ cho S-400 và S-300V4. - Ảnh: Sputnik. |
|
Pantsir-S1 là sự kết hợp độc đáo giữa 2 pháo 30 mm bắn siêu nhanh và 8 tên lửa phòng không tầm thấp, tích hợp radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực đem lại khả năng tác chiến linh hoạt, độc lập. - Ảnh: Wikipedia. |
|
Pantsir-S1 có phạm vi tác chiến 20 km đối với tên lửa, 4 km với pháo 30 mm. - Ảnh: Sputnik. |
|
S-400, Pantsir-S1 giúp tạo nên thế trận đe dọa và phòng ngự hiệu quả. - Ảnh: Sputnik. |
Trong trường hợp cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc nổ ra, quân đội Nga có thể giảm bớt phần nào những tấn công của Mỹ. Đồng thời Nga cũng có thể giáng đòn đáp trả bằng cuộc tấn công vào hệ thống tên lửa dẫn đường và tàu ngầm của Mỹ đang được triển khai ở Địa Trung Hải.
Sự chuẩn bị này của Nga khiến cho việc nhắm đến các mục tiêu hủy diệt của Mỹ tại Syria trở lên khó thực hiện hơn.
HUYỀN TRANG(T/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-thong-vu-khi-giup-nga-ngan-chan-my-khong-kich-o-syria-a226020.html