Khang Hi là một trong những vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, được biết đến với danh hiệu "Minh quân nghìn năm có một". Bằng tài năng và lãnh đạo xuất sắc, ông đã biến Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh thành một đế quốc phồn thịnh về văn hóa và vùng lãnh thổ lớn nhất, đánh dấu một giai đoạn thịnh thế đầu tiên trong triều đại Khang Càn.
Vua Khang Hi, tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp. Cha ông là Thanh thế tổ Thuận trị Hoàng đế và mẹ là Hiếu Khang Chương Hoàng hậu. Ông là kết quả của cuộc hôn nhân chính trị khi các nhà sử gia tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi vua Khang Hi là con ai. Mẹ của ông xuất thân từ dòng họ Đông Giai thị vốn không thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ.
Chính vì vậy, Khang Hi không được vua cha yêu thương và thường xuyên bị ghẻ lạnh từ khi mới sinh ra cho đến khi lên ngôi. Tuy nhiên, ông được bà nội Hiếu Trang Hoàng Thái hậu yêu quý, cưng chiều và bảo vệ đặc biệt.
Trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến, Khang Hi được coi là một vị vua lỗi lạc với nhiều chiến công xuất sắc. Ông đã thống nhất Trung Hoa và đặt nền móng cho những thành tựu vượt bậc của triều đại Thanh trong 134 năm sau các cuộc nội chiến và chiến tranh mở rộng. Dưới thời Khang Hi đại đế, Đại Thanh đã thực hiện sứ mệnh thống nhất và kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Với khoảng thời gian ngồi trên ngai vàng 61 năm, Khang Hi chính là vị vua nắm quyền lâu nhất lịch sử Trung Hoa đồng thời cũng là một trong những nhà cai trị tại vị lâu nhất trong lịch sử nhân loại từng ghi chép. Thời gian tại vị của ông được xem là mốc đánh giá mở ra thời kỳ Khang Càn thịnh thế. Càn Long đế là cháu nội của ông bởi vì quá ngưỡng mộ tài năng của Khang Hi đế cho nên đã thoái vị sau 60 năm cầm quyền để nhường ngôi cho Gia Khánh đế nhằm mục đích không vượt quá số năm cầm quyền của vị vua được coi là vĩ đại này.
Theo đó, những bí ẩn xung quanh cuộc đởi Hoàng đế Khang Hi vẫn là điều khiến nhiều người tò mò. Trong đó, người con được coi là "thiên tài" của Khang Hi cũng được truyền lại trong lịch sử.
Cụ thể, Dận Đường, là người con thứ 9 của vua Khang Hi. Dận Đường là con của Nghi phi - một phi tần rất được vua Khang Hi sủng ái. Ông được phong Bối tử năm 1709 và cũng là một trong các hoàng tử từng tham gia vào cuộc tranh giành ngôi báu, thuộc "Bát A ca đảng". Ông không phải là người con được vua Khang Hi quý mến, tuy nhiên, cũng có ảnh hưởng nhất định đến các anh em của mình.
Dận Đường có tài năng ngôn ngữ mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được. Theo các ghi chép cũ, Dận Đường thông thạo hàng chục ngôn ngữ, trong đó tiếng Mãn, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ và tiếng Nga là sở trường của ông.
Dận Đường đã chăm chỉ học đọc viết từ khi còn rất nhỏ. Dận Đường học ngôn ngữ và chữ viết nhanh hơn nhiều so với các hoàng tử khác. Trong khi các anh trai vẫn đang học tiếng Mãn, Dận Đường đã biết cùng lúc 3 thứ tiếng: Mãn, Hán, Mông. Những năm sau đó, để làm thân với nước Nga, Dận Đường tiếp tục học thêm tiếng Nga. Trong số 9 người con của vua Khang Hi, Dận Đường là người duy nhất có thể nói tiếng Nga.
Âm lưỡi to đặc trưng của các thứ tiếng thuộc ngữ tộc Slav thường rất khó học, ngay cả Khang Hi cũng không thể học tốt tiếng Nga nhưng Dận Đường lại có thể. Từ một số tài liệu cổ của một số nhà truyền giáo, Dận Đường cũng thông thạo tiếng Latin, tiếng Pháp và tiếng Ý.
Cuối cùng, điều thú vị nhất là Dận Đường còn tự tạo ra thể chữ của riêng mình. Sau sự kiện Cửu tử đoạt đích, Dận Đường bị Ung Chính giam giữ tại phủ. Vào tháng 9 năm Ung Chính thứ 4, những bức thư của con trai Dận Đường là Hoằng Dương (sau đổi tên thành Hoằng Đỉnh) gửi cho cha bị thu giữ. Ung Chính phát hiện hệ thống chữ viết trong thư rất kỳ lạ, có cả chữ viết tay kiểu phương Tây nên hoàn toàn không hiểu được đây là kiểu văn tự gì.
Phương Linh (T/h)