+Aa-
    Zalo

    Hé lộ điểm yếu “chí mạng” của xe tăng T-62 Nga trên chiến trường Ukraine

    (ĐS&PL) - Tỷ lệ công suất trên trọng lượng thấp và tốc độ lùi chậm đã cản trở hiệu quả của xe tăng T-62 trong chiến thuật đánh và chạy.

    Theo The National Interest, một số phân tích cho biết khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bước vào năm thứ 3, lực lượng của Moscow đã mất hàng nghìn xe tăng. Tỷ lệ tổn thất đã vượt xa so với khả năng sản xuất xe tăng mới của Nga.

    Điều đó có nghĩa, để trang bị đầy đủ cho lực lượng trên tiền tuyến, Nga đã phải sử dụng đến kho dự trữ xe tăng của mình. Kết quả, xe tăng T-62 từ thời chiến tranh lạnh được tái sử dụng, với lớp giáp được trang bị thêm để tăng cường khả năng phòng thủ. Sự bổ sung này là cần thiết bởi T-62 đã được giới thiệu cách đây hơn 60 năm.

    Tờ Forbes cho biết, mặc dù có thêm lớp giáp và trọng lượng tăng lên nhưng rõ ràng Nga không nâng cấp động cơ 620 mã lực của xe tăng T-62. Đây là một vấn để bởi “một bộ giáp phản ứng nổ bổ sung (ERA) đầy đủ nặng tới 3 tấn và trọng lượng tăng thêm đó khiến xe tăng T-62 vốn đã chậm chạp giờ càng chậm chạp hơn”.

    Xe tăng T-62 đã được giới thiệu cách đây hơn 60 năm. Ảnh: The Drive

    Xe tăng T-62 đã được giới thiệu cách đây hơn 60 năm. Ảnh: The Drive

    Với ERA nặng 3 tấn, một chiếc xe tăng T-62 có thể nặng hơn 45 tấn, trong cơ động cơ diesel của nó chỉ tạo ra công suất 620 mã lực. Vậy nên, tỷ lệ công suất trên trọng lượng của phương tiện này chỉ đạt dưới 14 mã lực trên 1 tấn.

    Để so sánh, tỷ lệ công suất trên trọng lượng của xe tăng T-90M của Nga là 26 mã lực trên 1 tấn, còn xe tăng M1A1 của Mỹ là 22 mã lực trên 1 tấn. Công suất 14 mã lực trên 1 tấn của xe tăng T-62 đồng nghĩa với việc phương tiện này rất khó khăn trong việc di chuyển.

    May mắn cho những binh sĩ điều khiển xe tăng T-62 là phương tiện này được bổ sung một lớp giáp phản ứng nổ tốt, khi bị tấn công sẽ phát nổ ra bên ngoài nhằm làm chệch hướng vụ nổ đang xảy ra, về bản chất là tăng gấp đôi khả năng bảo vệ xe tăng khỏi một số loại đạn nổ mạnh”.

    Xe tăng T-62 chưa bao giờ được đánh giá cao về khả năng cơ động, hiện giờ phương tiện này thậm chí còn kém cơ động hơn. Đây là một vấn đề trong cuộc xung đột mà cả hai bên đều dựa vào xe tăng để thực hiện các cuộc đột kích nhỏ và linh hoạt theo kiểu đánh và chạy.

    Theo Forbes, “có rất nhiều ví dụ về việc các nhóm xe tăng nhỏ của cả hai bên tăng tốc tới các vị trí của đối phương, bắn một vài lần rồi tăng tốc chạy đi nhằm né trách tên lửa và đạn đánh trả từ phía đối phương”.

    Xe tăng T-62 tất nhiên không được trang bị tốt để tham gia vào các chiến thuật tấn công chớp nhoáng như vậy. Động cơ làm việc chậm chạp chống lại sức nặng của ERA khiến việc lao vào và thoát khỏi các cuộc giao tranh trở nên khó khăn, cho pháp tên lửa và pháo binh của Ukraine kịp phản ứng trước khi xe tăng chạy đến nơi an toàn.

    Trong khi đó, xe tăng M1 và Leopard 2s của Ukraine lại có lợi thế hơn. Chúng có thể lao vào và thoát khỏi các cuộc đột kích như vậy nhờ sở hữu hệ thống truyền động mạnh mẽ với tốc độ lùi nhanh, có nghĩa các xe tăng này không phải “mất hàng chục giây quay đầu để thoát khỏi khu vực nguy hiểm ở tốc độ cao”.

    Ngược lại, xe tăng T-62 lại có hệ thống truyền động chậm chạp, ngay cả khi hoạt động mà không có ERA, phương tiện này cũng chỉ có thể lùi với tốc độ khoảng 8km/h. Với lớp giáp bổ sung, tốc độ lùi của xe tăng T-62 còn chậm hơn nữa, khiến phương tiện này dễ bị pháo binh và tên lửa của Ukraine tấn công.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/he-lo-iem-yeu-chi-mang-cua-xe-tang-t-62-nga-tren-chien-truong-ukraine-a454485.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan